Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

“Chúng tôi không phải là virus!”

Thứ Hai 10/02/2020 | 11:19 GMT+7

VHO- Đó là biểu ngữ không chỉ của người Trung Quốc đang sinh sống ở nhiều quốc gia trên thế giới, mà còn là của rất nhiều nhà hoạt động xã hội, những người nổi tiếng giơ lên nhằm chống lại nạn phân biệt người Trung Quốc giữa “bão” dịch virus corona. 

Người Trung Quốc tại Pháp giơ biểu ngữ “Tôi không phải virus” 

“Không phải vì tôi là người Trung Quốc mà tôi có virus”, Yiyi là người Trung Quốc bán thuốc lá ở Paris, Pháp khảng khái nói. “Vài ngày trước, trên đường phố, tôi gặp một nhóm bạn trẻ hỏi tôi rằng tôi đã từng ăn dơi chưa... Tôi cảm thấy rất tệ”, CNN cho hay. 
Biểu hiện ở mọi nơi 
Yiyi là một phụ nữ Trung Quốc trẻ, kiếm kế sinh nhai ở Paris, gần như đã “nổi loạn” trên Facebook vì bị ghẻ lạnh những ngày gần đây. “Trên đường, mọi người hỏi “bạn có bị nhiễm virus không” rồi tránh xa tôi ra, nhìn tôi với ánh mắt kỳ thị, hỏi tôi có ăn món này hay món kia không”, Yiyi tỏ vẻ mệt mỏi - hãng tin La Chaîne Info cho hay. Trong nhóm cộng đồng châu Á, Yiyi đọc được những câu chuyện tương tự của những người như cô. “Không, người gốc Hoa không phải là người bệnh nhiễm virus corona! Chúng tôi không phải là virus!”, phần thông tin của Hiệp hội Thanh niên Trung Quốc tại Pháp (AJCF) được cập nhật trên Facebook. Cùng ngày, tờ nhật báo hàng đầu của Pháp, Courrier Picard xuất bản ấn phẩm với nội dung nổi bật trên trang nhất “Chinese Coronavirus – Yellow Alert” (Virus corona Trung Quốc – Báo động Vàng). Bên trong là bài xã luận khác với tiêu đề “Nguy hiểm màu vàng?”. AJCF lập tức phản đối vì các thuật ngữ “màu vàng” – màu da và “mối họa” – vốn chỉ người châu Á, ám chỉ việc phân biệt chủng tộc đối với cộng đồng châu Á. Tờ Courrier Picard sau đó đã thừa nhận đặt tiêu đề không phù hợp, theo Europe 1. 
“Chiều nay (31.1) lúc 15h, tôi đang đi xe bus tuyến số 8 đến Marguente thì trở thành nạn nhân phân biệt bởi một nhóm các cô gái trẻ người Pháp. Tôi nghe thấy họ cười cợt tôi”, H.T, cô gái gốc châu Á viết trên Facebook tối cùng ngày. “Một cô gái nói “gọi bệnh nhân corona là gì nhỉ? Người Trung Quốc à?”. Trong khi một cô bạn nhắc “nói nhỏ thôi không nó nghe thấy”. H.T bị các cô gái Pháp chọc quê mái tóc và cười đùa phân biệt chủng tộc với người châu Á, đặc biệt là lấy virus corona ra để đùa cợt. “Dù không phải người Trung Quốc, nhưng việc đó thật sự khiến tôi buồn”. Bài của H.T đăng kèm hình một cô gái cầm tấm bảng với dòng chữ #JeNeSuisPasUnVirus (tôi không phải virus) như lời kêu cứu gửi đến mọi người. 
Cộng đồng cùng lên tiếng 
“Câu chuyện và hashtag của H.T được chia sẻ để tránh sự quấy rối và phân biệt với người châu Á”, tài khoản Twitter của Amandine Gay, nhà nữ quyền kiêm đạo diễn, diễn viên người Pháp gốc Phi cho hay. Bài đăng của bà được hàng nghìn người chia sẻ lại. “Sáng nay, một đồng nghiệp mà tôi không biết là ai, đang trò chuyện với một đồng nghiệp khác mà tôi cũng không biết nốt khi tôi đi qua chỗ họ. Một người hét ầm lên “Không phải anh nên đeo mặt nạ sao”, một người bị sốc bởi cảnh phân biệt ngay nơi làm việc kể lại. “Anh không biết virus Trung Quốc à? Không xem tin tức à?”. Những đồng nghiệp bắt đầu phá lên cười. “Tôi thực sự không mong đợi điều đó”. Pháp ghi nhận 3 trường hợp mắc virus corona và đã cách ly các nạn nhân. Tuy nhiên, sự phân biệt vẫn lan rộng ra mọi ngả đường, nhà ga tàu điện ngầm và mạng xã hội. 
AJCF đã thành lập một hòm thư điện tử để thu thập lời trần tình của các nạn nhân bị kỳ thị. “Chúng tôi đã nhận được rất nhiều thư và đang tổng hợp để phác họa được mức độ nghiêm trọng của sự việc”, Laetitia Chhiv, Chủ tịch của hiệp hội cho biết. “Những tình huống khá giống nhau, chủ yếu xảy ra ở Île-de-France (vùng thủ đô của nước Pháp, gồm 8 tỉnh trong đó có Paris). Chúng tôi nhận được nhiều phản hồi về quấy rối trong trường học. Các nhà hàng châu Á hiện doanh thu đã giảm mạnh”. AJCF kêu gọi truyền thông Pháp “đưa mọi thứ về đúng vị trí của nó” và “chấm dứt mối quan tâm phi lý của mọi người”. 
Một ví dụ khác trên mạng xã hội hay báo chí vượt quá giới hạn như ở Australia, tờ Herald Sun của tỷ phú Murdoch, đăng chữ “China Virus Panda-monium” trên hình khẩu trang màu đỏ (cách viết lái của từ “pandemonium” có nghĩa “đại dịch”, nhưng mỉa mai từ “panda” tức loài gấu trúc biểu tượng của Trung Quốc). Hơn 46.000 người trong cộng đồng gốc Hoa ở Australia ký vào thư lên án cụm từ trên là “phân biệt chủng tộc không thể chấp nhận”. 
Người Trung Quốc và châu Á nói chung cũng bị kỳ thị tương tự trong đợt dịch SARS năm 2003, nhưng hiện nay số người Trung Quốc du lịch ra nước ngoài đã tăng lên rất nhiều. Việc Trung Quốc phong tỏa hàng chục triệu người với mong muốn kiềm chế virus cũng có thể đã khiến các chính quyền nước khác phản ứng mạnh hơn, theo Koichi Nakano, giáo sư chính trị ở Đại học Sophia ở Tokyo, Nhật Bản thì “Việc chính quyền Trung Quốc đối xử với người dân nước mình như vậy có thể theo cách nào đó đã khuyến khích người dân hay chính phủ các nước khác cũng mạnh tay tương tự”, ông Nakano nói.

 NGUYỄN HƯNG - D.T 
 

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top