Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội vào phòng chống HIV/AIDS

Thứ Hai 16/12/2019 | 17:18 GMT+7

VHO - Việt Nam đã triển khai mạnh mẽ các can thiệp dự phòng và điều trị HIV/AIDS nhằm đạt mục tiêu 90 – 90 – 90 vào năm 2020 và chấm dứt dịch AIDS vào năm 2030. Trong kết quả này có sự tham gia và đóng góp không nhỏ của các tổ chức xã hội.

Tại hội thảo tham vấn ý kiến cộng đồng về chuyển giao dịch vụ công trong phòng chống HIV/AIDS do Ban Quản lý Dự án  VUSTA - Dự án Quỹ Toàn cầu phòng chống HIV/AIDS (Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) tổ chức vừa qua, TS khoa học Nghiêm Vũ Khải, Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho biết, Chính phủ Việt Nam cũng như các tổ chức quốc tế, trong đó có UNAIDS (Cơ quan phát triển Liên hợp quốc) đã và đang tích cực thực hiện mục tiêu tổng quát 90-90-90, (90% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm của bản thân; 90% người chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc ARV; 90% người điều trị ARV có tải lượng HIV dưới ngưỡng ức chế) và chấm dứt dịch AIDS vào năm 2030.

Các đại biểu tham dự hội thảo

Để có kết quả này, các tổ chức xã hội, tổ chức cộng đồng cũng góp phần quan trọng trong tiếp cận và cung cấp các dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS cho các nhóm đối tượng có hành vi nguy cơ cao. Các hoạt động này chủ yếu tập trung cung cấp các dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS cho người tiêm chích ma túy, phụ nữ bán dâm, nam quan hệ tình dục đồng giới và chuyển giới nữ; củng cố các hệ thống cộng đồng bền vững và tương thích; thúc đẩy môi trường pháp lý thuận lợi cho các nhóm đối tượng chính của dự án tiếp cận với dịch vụ y tế.

Đại diện Dự án VUSTA cho biết, trong 3 năm (2017 - 2019), VUSTA đã cung cấp dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS với kết quả: Năm 2017, dự án đã tiếp cận và chuyển gửi, phát hiện được 2.415 ca HIV dương tính chiếm 3,7% trong số những người xét nghiệm. Năm 2018 có 2.058 ca, chiếm 3,8%; 9 tháng đầu 2019 là 1.855 ca, chiếm 3,9%. Bên cạnh đó, Dự án cũng hỗ trợ cho người có "H" tuân thủ điều trị. Trong đó, năm 2018, Dự án hỗ trợ cho 4.459 người có "H" tuân thủ điều trị ARV cũng như tiếp cận thẻ BHYT; 9 tháng năm 2019, hỗ trợ 3.821 người. Dự án cũng có những hình thức chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm…

Theo PGS.TS Trần Kim Chung, tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử với người có “H” còn nặng nề nên hệ thống y tế nhà nước khó tiếp cận hơn so với các tổ chức xã hội. Do đó, các tổ chức xã hội, với nòng cốt chủ yếu là những người đã và đang là đối tượng thuộc nhóm có hành vi nguy cơ cao, lây nhiễm HIV như người tiêm chích ma tuý, người bán dâm, nam quan hệ tình dục đồng giới... đã kết nối, chuyển tiếp những người trong nhóm có hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV đến xét nghiệm HIV tại các cơ sở y tế, tại nhà hoặc cộng đồng...

Tuy nhiên thời gian qua, phần lớn các tổ chức xã hội tham gia phòng chống HIV/AIDS đều nhận kinh phí tài trợ của các tổ chức quốc tế để thực hiện cung cấp dịch vụ. Nhưng hiện nay và xu hướng thời gian tới các nguồn viện trợ cho hoạt động phòng chống HIV/AIDS sẽ bị cắt giảm. “Trong bối cảnh đó, khả năng duy trì cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS của các tổ chức xã hội rất khó khăn và sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu chấm dứt dịch HIV/AIDS vào năm 2030 của Việt Nam. Điều này đòi hỏi phải có một cơ chế tài chính, chuyển giao dịch vụ công từ các cơ quan y tế nhà nước sang các tổ chức xã hội để duy trì và tiếp tục mở rộng cung cấp các dịch vụ phòng chống căn bệnh này theo kế hoạch đề ra”, PGS.TS Trần Kim Chung nói.

Q.HOA

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top