Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Hàng kém chất lượng “tấn công” vùng cao Nghệ An

Thứ Hai 09/12/2019 | 10:17 GMT+7

VHO- Càng về cuối năm, nhiều loại hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ lại ồ ạt bày bán công khai tại các chợ miền núi ở Nghệ An. Người tiêu dùng đang phải đối mặt với những nguy cơ từ hàng giả, hàng kém chất lượng, đặc biệt là đối với các mặt hàng liên quan đến an toàn thực phẩm, sức khoẻ.

Lực lượng chức năng tiêu hủy hàng kém chất lượng tại huyện Kỳ Sơn, Nghệ An

Tại chợ phiên xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, loa đài các tiểu thương chào mời khách giới thiệu nhiều mặt hàng Việt Nam chất lượng cao, giá cả “rẻ như cho”. Những gian hàng “di động” được giới thiệu chất lượng cao với nhiều mặt hàng được bày bán thu hút bà con như xoong nồi, thau nhôm, chảo gang, cặp lồng giữ nhiệt, đồ chơi trẻ em… mặt hàng như điện gia dụng, dụng cụ nhà bếp, mũ bảo hiểm, đồ trang trí gia đình mẫu mã khá bắt mắt được gắn mác Made in Việt Nam theo kiểu đổ đống, với giá bán rẻ. Do đó rất đông người mua hàng dù vẫn biết hàng bán không như quảng cáo.

Chị Lô Thị Me, bản Thái Sơn, xã Môn Sơn cho biết, “chúng tôi ở vùng sâu vùng xa thấy hàng rẻ phù hợp với túi tiền thì mua. Về chất lượng sản phẩm và độ an toàn thì chúng tôi cũng không biết kiểm định thế nào. Cần gì thì ra mua thôi chứ chẳng mấy khi xem hàng hóa do công ty nào sản xuất, hay chất lượng ra sao. Thường tôi chọn mua qua lời giới thiệu của cửa hàng và phù hợp với túi tiền của mình”. Một thực tế đang diễn ra là các bản ở xa trung tâm, để phục vụ nhu cầu của dân bản, các tiểu thương phục vụ “tận tình” bằng việc chở các xe hàng từ thực phẩm đến các đồ dùng sinh hoạt bằng xe tải, xe máy phục vụ tận bản. Hàng hóa chủ yếu là nhập theo xe hàng, đây là cơ hội để hàng giả hàng nhái, hàng quá hạn sử dụng tràn vào.

Người dân vùng sâu, vùng xa không thể nhận biết được đâu là hàng giả, hàng nhái, đâu là hàng thật mặc dù giá cả như nhau. Chỉ khi mang về dùng chất lượng kém người dân mới phát hiện ra là hàng giả. Không chỉ có người dân vùng sâu vùng xa mà ngay cả người dân vùng trung tâm thị trấn vẫn thường xuyên mua phải hàng giả, hàng nhái. Tại chợ Mường Xén, trung tâm mua bán của huyện Kỳ Sơn, những ngày cuối năm, lượng hàng hóa ở chợ ngày càng đa dạng, phong phú. Ngoài các loại hàng hóa do đồng bào các địa phương sản xuất, bày bán, ở chợ Mường Xén còn rất nhiều các loại hàng hóa khác được đưa từ khắp nơi về được bày bán tràn lan, nhiều loại không ghi nơi sản xuất, thời hạn sử dụng, chất lượng, giá cả. Trên những sạp hàng tạp hóa, từ bánh kẹo đến nước mắm, bột giặt… cũng có đầy đủ chủng loại, nhưng hầu hết là hàng nhái các thương hiệu lớn với những tên gọi “na ná” giống nhau. Chẳng hạn, gói bánh Chocopie của Orion thì cũng có loại khác với bao bì gần giống nhưng được gắn nhãn Chocopai hoặc Choco.bic; bánh Custas và Custard, nước khoáng Aquafina và Aqualav…

Theo một người bán cho biết, cùng một mặt hàng với hai tên gọi gần giống nhau nhưng những loại hàng này chỉ có giá bằng 1/2 hàng chính hãng và thường những hàng có giá rẻ sẽ bán chạy hơn nhiều so với hàng chính hãng. Trả lời câu hỏi của phóng viên về nguồn gốc sản phẩm được bày bán, hầu hết người bán hàng chia sẻ: “Tâm lý chọn mua đồ của đa phần người tiêu dùng vùng miền núi trước hết là phải hợp túi tiền, nên chúng tôi nhập về loại rẻ tiền cho dễ bán”. Phòng Công thương huyện Kỳ Sơn cho biết, người mua không quan tâm đến nguồn gốc hàng hóa, người bán đặt doanh số, lợi nhuận làm đầu. Đó là những nguyên nhân khiến hiện nay không ít các mặt hàng có thương hiệu phổ biến lại càng bị làm giả, nhái nhiều hơn.

Với đặc điểm bao bì, tên gọi “na ná” giống nhau, nhiều người tiêu dùng không thể phân biệt được. Lợi dụng thói quen tiêu dùng trên, hàng kém chất lượng càng có cơ hội tung hoành tại vùng miền núi và trở thành “đại bản doanh” cho hàng giả, nhái, kém chất lượng, còn người tiêu dùng thì “vô tình” tiếp tay cho gian thương trục lợi. Mặc dù, những tháng cao điểm cuối năm, ngoài các đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh, huyện Kỳ Sơn đã thành lập các đoàn kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, lưu thông hàng hóa, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, chống buôn lậu, gian lận thương mại, chất lượng hàng hóa. Đảm bảo đầy đủ các mặt hàng hóa thiết yếu, bình ổn giá. Tuy nhiên, sau kiểm tra đâu lại vào đấy.

Ông Bành Đức Nam, Đội trưởng Đội QLTT số 9 tỉnh Nghệ An cho biết, mặt hàng giả, hàng nhái đang “tấn công” vùng cao gồm nhiều mặt hàng đồ điện tử, đồ nhựa, áo quần, nước giải khát và bánh kẹo. “Tuy nhiên chúng tôi mới chỉ kiểm tra được phần tem, nhãn mác, còn kiểm tra chất lượng rất khó khăn cần phải có cơ quan chuyên môn kiểm định. Để đáp ứng nhu cầu hàng hóa phục vụ cho bà con vùng sâu vùng xa, rất nhiều loại hàng hóa từ nhiều vùng miền đã được vận chuyển lên các huyện miền núi. Địa bàn xa trung tâm, giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí còn nhiều hạn chế. Vì vậy, việc quản lý hàng hóa, đấu tranh phòng chống buôn lậu, hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng là vấn đề đang đặt ra với các cơ quan chức năng”, ông Nam cho hay. 

 PHẠM TƯỚC

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top