Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

28 Tháng Ba 2024

Văn học trẻ ngày càng già nua, ốm yếu

Thứ Tư 20/11/2019 | 11:10 GMT+7

VHO- Không ít nhà thơ, nhà văn trẻ bày tỏ mặc cảm với danh xưng nhà thơ, nhà văn. Từ câu chuyện này cho thấy, văn chương hiện đang có phần lép vế so với những thứ khác trong cuộc mưu sinh vất vả.

 Ảnh: Internet

 Phải tự buồn, tự vui trong cái tổ của mình

Nhìn lại có thể thấy, cũng giống như Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhà văn Hà Nội đang dần bị “lão hóa” với khá nhiều người viết có tuổi đời khá cao và sức sáng tác ngày một yếu đi, trong khi đó những nhà văn trẻ của Thủ đô chưa được quan tâm đúng mức và tạo điều kiện bồi dưỡng để họ có thể phát triển tài năng .

Qua khảo sát, số lượng tác giả sinh từ năm 1980 trở về sau, sáng tác thể loại thơ, văn đã có tác phẩm in thành sách và đoạt các giải thưởng cao tại các cuộc thi trong nước, Hà Nội vẫn được xếp vào tốp đầu. Trong đó phải kể đến những cái tên quen thuộc như Vi Thùy Linh, Đào Quốc Minh, Trần Hoàng Thiên Kim, Nguyễn Thế Hoàng Linh, Nguyễn Quang Hưng, Vân Anh, Nguyễn Việt Anh, Lữ Mai, Khúc Hồng Thiện, Lý Hữu Lương, Nguyễn Thị Kim Nhung, Ngô Gia Thiên An… và nhiều tác giả khác chưa thể liệt kê hết. Song thực tế, sự dấn thân và nổi trội chưa nhiều.

Trong khi đó, khi các phương tiện truyền thông lấn lướt văn chương, văn chương trẻ mất bạn đọc, môi trường sinh hoạt văn chương và các bệ phóng văn chương vẫn chưa thực sự níu kéo được người trẻ tham gia vào guồng chảy của văn học. Vì thế đã khiến cho các cây bút trẻ nản chí, rẽ sang một hướng khác, chỉ xem văn chương như một cuộc dạo chơi. Nhà văn Đặng Thiên Sơn cho rằng, môi trường sinh hoạt văn chương, mặc dù có các hoạt động văn học hằng năm nhưng số người trẻ tham dự là rất ít. Điều này có thể là do chất lượng của các buổi sinh hoạt vẫn còn mang tính hình thức, nội dung chưa lôi cuốn được người tham dự. Mặt khác là việc thông tin, tuyên truyền để những người viết, đặc biệt là người viết trẻ biết được những sự kiện để tham gia vẫn chưa sâu rộng…

Đặc biệt sự bàng quan, thờ ơ của chính các tác giả trẻ đối với cộng đồng, những hội nhóm, những người cùng nghề với mình đã làm cho hoạt động văn học ngày càng “ốm yếu”. Các tác giả trẻ chủ yếu tự sáng tác, tự công bố, tự buồn, tự vui trong cái tổ của mình mà không có sự gắn kết, tạo ra những luồng sóng, để dư luận chú ý. Chưa cùng đồng cam cộng khổ để tìm được chỗ đứng cho thơ trong thời đại các luồng thông tin giải trí đang bùng nổ này. Các bệ phóng văn chương, như các trang thơ trên các tờ báo gần như đã bị “tiệt chủng”. Đó là chưa kể nhiều đơn vị xuất bản nói “không” với thơ ngay từ cửa vào tiếp nhận bản thảo.

“Đám chúng tôi gần như chỉ lủi thủi chơi trong khoảnh sân con con của mình, trong khi vẫn đi dạy, vẫn làm báo, làm xuất bản… hay những việc lặt vặt khác để mưu sinh, chỉ chờ một vài kì cuộc để cảm thấy mình được chia sẻ và có giá trị”, nhà văn Nhật Phi chia sẻ.

Khắc phục những thiếu hụt… của văn học trẻ

Nhà văn Nguyễn Việt Chiến, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội nhấn mạnh, nhìn lại dòng chảy văn chương đương đại hôm nay, bên cạnh những thành tựu rất đáng ghi nhận của văn học trẻ đã đưa được diện mạo mới, hơi thở mới, cảm xúc mới, đời sống văn chương mới vào các tác phẩm được công chúng văn học và dư luận cổ vũ thì vẫn còn một số vấn đề tồn tại như trong các khuynh hướng đổi mới sáng tác của văn học trẻ những năm qua.

Có thể nhận thấy có thời điểm, có thời gian, khuynh hướng thương mại hóa văn chương giải trí đã lấn át tính nhân văn sâu sắc vốn có của văn học đích thực, cùng dấu hiệu xa rời đời sống cần lao vượt lên bao gian khó của nhân dân và đất nước, rồi sự lệch chuẩn mang danh “văn chương tìm tòi” có lúc trở nên xa lạ với bản sắc văn hóa truyền thống. Nhà văn Nhật Phi cho rằng, sẽ thật là ảo tưởng khi cho rằng văn chương có một quyền năng to lớn nào đó. Không, chúng ta nhỏ bé lắm, với tư cách là những nhà văn. “Tôi mong rằng chúng ta vẫn có thể tiếp tục viết vì chính chúng ta trước hết, và mong rằng trong hàng trăm ngàn chữ chúng ta viết ra, có thể rơi ra được một điều gì đó lay động dù chỉ một tâm hồn. Có khi như vậy đã là tốt lắm rồi”, nhà văn Nhật Phi nhấn mạnh.

Để động viên, cổ vũ lực lượng viết văn trẻ, nhà văn Nguyễn Việt Chiến cho biết, mới đây Ban Chấp hành Hội Nhà văn Hà Nội đã quyết định thành lập câu lạc bộ Văn học trẻ nhằm tạo một sân chơi văn chương cùng các cơ hội giao lưu, học hỏi, chia sẻ giữa những người viết văn trẻ của Thủ đô với sự tham gia tự nguyện của những người viết trẻ với mục đích cao nhất là thúc đẩy sự sáng tạo nơi người cầm bút, nâng cao chất lượng sáng tác văn học nói chung và phát hiện, bồi dưỡng những cây bút mới cho văn học trẻ Thủ đô nói riêng. 

 HÀ MINH

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top