Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Du lịch gắn với thể thao ở Việt Nam: Có làm được không?

Thứ Tư 23/10/2019 | 11:10 GMT+7

VHO- “Du lịch gắn với thể thao đang trở thành xu hướng quan trọng của du lịch toàn cầu và Việt Nam có rất nhiều tiềm năng để phát triển loại hình du lịch này nhưng trên thực tế lại chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa du lịch và thể thao để cùng phát triển”, nhận định này được nhiều đại biểu đưa ra tại Hội thảo Giải pháp phát triển du lịch gắn với các sự kiện thể thao tại Việt Nam do Tổng cục Du lịch (TCDL) tổ chức mới đây tại Hà Nội.

Giải chạy vượt núi 4.000 người tham gia ở Lào Cai

Tham dự Hội thảo có lãnh đạo TCDL, Tổng cục Thể dục thể thao (TCTDTT); lãnh đạo các Vụ, đơn vị thuộc TCDL; đại diện các trường đào tạo về TDTT, DL; các diễn giả, nhà nghiên cứu, doanh nghiệp du lịch và phóng viên báo chí truyền hình.

Sức hút của du lịch thể thao

Phát biểu tại hội thảo, Phó Tổng cục trưởng TCDL Nguyễn Thị Thanh Hương cho biết: “Du lịch thể thao đang trở thành một trong những xu hướng quan trọng của du lịch toàn cầu. Các sự kiện thể thao là đối tượng thu hút đông đảo khách du lịch tới các địa điểm tổ chức, tạo ra tác động lớn cả về kinh tế và xã hội. Du lịch thể thao trên phạm vi toàn cầu đang tăng trưởng nhanh gấp hai lần mức tăng trưởng của du lịch nói chung”.

Ở Việt Nam, Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn cũng đã xác định quan điểm du lịch là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, cần tăng cường liên kết trong nước và quốc tế, chú trọng liên kết giữa du lịch với các ngành, lĩnh vực khác trong chuỗi giá trị hình thành các sản phẩm du lịch. Du lịch gắn với các sự kiện thể thao ngày càng được quan tâm, chú trọng khai thác do sức hấp dẫn, khả năng thu hút số lượng lớn người theo dõi và tham dự. Các sự kiện thể thao ngày càng được chú trọng về quy mô và sức lan tỏa. Các nghiên cứu lý luận và thực tiễn trên thế giới đều cho thấy đi du lịch và tham dự sự kiện thể thao đều là sự di chuyển từ nơi cư trú đến một điểm đến khác, đồng thời các sự kiện thể thao và hoạt động cũng đều thường được tổ chức ở những điểm đến hấp dẫn, có đủ các điều kiện về cơ sở hạ tầng và tiện nghi, dẫn theo những nhu cầu về tham quan và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ du lịch. Thể thao phát triển vì thế có thể kéo theo sự phát triển liên ngành cũng như thúc đẩy du lịch, quảng bá, giao lưu văn hóa giữa các quốc gia.

Nhiều quốc gia trên thế giới đã đưa ra những định hướng tập trung khai thác sức cuốn hút của các giải đấu thể thao cho việc phát triển du lịch, quảng bá văn hóa như Giải đua xe đạp vòng quanh nước Pháp (Tour de France) kéo dài 3 tuần hằng năm thu hút số lượng khán giả đến vài triệu người cổ động trên suốt 2.500 dặm đua. Ở Anh có khoảng 2,5 triệu lượt người xem các giải thể thao ngoài trời và 1 triệu người theo dõi các sự kiện thể thao trong nhà vào các kỳ nghỉ. Đại hội thể thao Olympic mỗi kỳ đem lại hàng triệu lượt khách du lịch cho các quốc gia đăng cai tổ chức trong suốt thời gian diễn ra sự kiện và kết quả lâu dài về quảng bá du lịch, quảng bá điểm đến…

Cần những cái “bắt tay” chặt hơn

Việt Nam là đất nước có nhiều tiềm năng và điều kiện để tổ chức các sự kiện thể thao hấp dẫn gắn với du lịch với nhiều dạng địa hình phong phú, đa dạng, khí hậu thuận lợi. Đặc biệt, với địa hình đồi và núi cao ở khu vực Đông Bắc và Tây Bắc tạo nên những cung đường đèo uốn lượn, những hẻm vực ngoạn mục với cảnh quan hùng vĩ tạo ra nhiều tiềm năng cho các hoạt động du lịch thể thao, đặc biệt là thể thao mạo hiểm. Các địa điểm nổi bật là Fansipan cao 3.143m (Lào Cai), Pu Ta Leng cao 3.096m, Pu Si Lung cao 3.076m, Bạch Mộc Lương Tử cao 3.045m (Lai Châu), Tà Xùa cao 2.865m (Sơn La)… Hay như những đoạn đường đèo ngoạn mục ở Mã Pì Lèng, dốc 9 khoanh cua M (Hà Giang), đèo Khâu Phạ (Yên Bái), Ô Quy Hồ (Lai Châu), Lạc Sơn (Hòa Bình)… rất thích hợp với các loại hình thể thao như chạy bộ, đua xe đạp địa hình, ô tô, xe máy, dù lượn, khinh khí cầu… Địa hình nhiều sông, suối, hồ, thác ghềnh phù hợp tổ chức các hoạt động đua thuyền, bơi lội, vượt thác. Đặc biệt, Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3.260 km, quanh năm nắng ấm, cát mịn, nước trong đảm bảo khả năng khai thác phục vụ du lịch và thể thao bãi biển, nổi bật là Nha Trang (Khánh Hòa), Bình Thuận với địa hình và độ sóng phù hợp với các loại hình lướt ván buồm, lướt ván diều, đua thuyền buồm; Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Phú Quốc (Kiên Giang)… phù hợp tổ chức mô tô nước, dù kéo, lặn biển…

Những năm gần đây, nhiều địa phương đã đầu tư xây dựng khu liên hợp thể thao, cung thể thao, hệ thống các sân golf, sân quần vợt, sân bóng... tổ chức các sự kiện thể thao lớn tầm quốc tế. Tiêu biểu như hiện nay Hà Nội đang xây dựng đường đua xe công thức 1 (đua xe F1). Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận một thực tế là so với tiềm năng và lợi thế tự nhiên, các điều kiện hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như điều kiện và hệ thống dịch vụ cần thiết khác để tổ chức các sự kiện thể thao thường xuyên và gắn với thu hút khách du lịch thì chúng ta vẫn rất hạn chế. Thường là đường du lịch thì du lịch lo, đường thể thao thì thể thao lo.

Tại Hội thảo, Phó Tổng cục trưởng TCDL Nguyễn Thị Thanh Hương và Phó Tổng cục trưởng TCTDTT Trần Đức Phấn cho biết, thời gian tới hai cơ quan này sẽ làm việc với nhau và ký kết ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy phát triển du lịch gắn với các sự kiện thể thao ở Việt Nam.

 THÚY HÀ

 

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top