Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Đến với Thái Nguyên: Không chỉ có mỗi Hồ Núi Cốc

Thứ Tư 23/10/2019 | 09:49 GMT+7

VHO- Không chỉ được biết đến với danh thắng Hồ Núi Cốc, Thái Nguyên còn nhiều điểm đến hấp dẫn hứa hẹn mang đến những bộ ảnh check-in tuyệt đẹp cho du khách trên các trang mạng xã hội.

Khẳng định Thái Nguyên có quá nhiều tiềm năng phát triển du lịch, tại hội thảo “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống và nghề thủ công truyền thống gắn với phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên”, bà Nguyễn Thị Mai, Giám đốc Sở VHTTDL Thái Nguyên nhấn mạnh: “Thái Nguyên là tỉnh có nghề trồng chè nổi tiếng trên cả nước với những vùng chè nổi tiếng cả về chất lượng cũng như cảnh đẹp. Đó là vùng chè Tân Cương (thành phố Thái Nguyên), vùng chè La Bằng (huyện Đại Từ)... với những đồi chè bát úp, uốn lượn theo triền đồi đầy quyến rũ du khách. Bên cạnh đó Thái Nguyên còn có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp tự nhiên, hoang dã như Hang Phượng Hoàng, Hang suối Mỏ Gà, khu di tích khảo cổ học Thần Sa...”.

Đồi chè Thái Nguyên với vẻ đẹp ngây ngất lòng người

“Cùng với tài nguyên tự nhiên được thiên nhiên ưu đãi, kho tàng di sản văn hoá phi vật thể của con người nơi đây đã sáng tạo ra rất phong phú và đa dạng, tạo nên những sắc thái văn hoá đặc sắc, riêng có ở Thái Nguyên. Hơn nữa, Thái Nguyên lại gần thủ đô Hà Nội, rất thuận tiện cho việc đi lại, giao lưu, trao đổi. Đây sẽ là những điều kiện rất thuận lợi cho phát triển du lịch của tỉnh nhà”, bà Mai cho biết thêm.

Hội thảo diễn ra tại tỉnh Thái Nguyên thu hút đại diện của 11 đơn vị lữ hành trong nước. Đại diện nhiều đơn vị không khỏi ngỡ ngành khi được chứng kiến nhiều cảnh quan hấp dẫn tại nơi đây và cho rằng đây là nơi rất đáng để đến. Trước đó, nhiều nhà lữ hành và du khách chỉ truyền tai nhau về vẻ đẹp của Hồ Núi Cốc mà quên mất Thái Nguyên còn rất nhiều điểm đến thú vị.

Tỉnh Thái Nguyên đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhà nghiên cứu và doanh nghiệp du lịch

Dẫu có nhiều tiềm năng nhưng vì chưa thật sự tập trung phát triển du lịch nên còn  nhiều thiết sót. Bà Nguyễn Thị Kim Oanh, Phó Giám đốc Trung tâm Thương mại và Du lịch Dũng Tân thừa nhận việc phối hợp, kết hợp tour giữa Hà Nội, TP.HCM, các tỉnh lân cận đến Thái Nguyên hầu như rất ít mà phần lớn là khách du lịch đến Thái Nguyên là tự phát, tự lực.

“Bên cạnh đó, các tour du lịch Thái Nguyên còn hơi ngắn, thường chỉ tối đa 2-3 ngày. Nếu có thể tạo được tour dài hơn sẽ thu hút được nhiều khách đoàn. Muốn vậy, chúng ta phải tạo nhiều điểm vui chơi công cộng như tuyến phố đi bộ, mua sắm chợ đêm, xem ca nhạc phục vụ khách đi dài ngày”, bà Oanh chia sẻ.

Trong khi đó, Thái Nguyên là tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, với hệ thống di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh phong phú và đa dạng. Để thúc đẩy du lịch, thực hiện Quyết định số 1270/QĐ-TTg ngày 27.7.2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020”, tỉnh Thái Nguyên đã phê duyệt và triển khai Đề án "Bảo tồn, phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020". Đồng thời, Sở VHTTDL tỉnh Thái Nguyên đang tiến hành kiểm kê di tích trên địa bàn để tiếp tục nhận diện, nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh và đề xuất xếp hạng, ghi danh trong nước và quốc tế trong thời gian tới.

Cảnh đẹp bên ngoài và trong Hang Phượng Hoàng 

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội của các địa phương trên địa bàn tỉnh, sự giao lưu văn hóa ngày càng được mở rộng, các giá trị văn hóa mới được các dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên tiếp thu và sử dụng ngày càng nhiều hơn như trang phục, tiếng nói, chữ viết... Bên cạnh những mặt tích cực của sự phát triển, văn hóa các dân tộc thiểu số của tỉnh Thái Nguyên đang đứng trước một thách thức lớn đó là mai một những giá trị văn hóa tiêu biểu truyền thống, vì vậy, cần có giải pháp bảo tồn để phát huy các giá trị vốn có, hướng tới khai thác tiềm năng du lịch, tạo công ăn, việc làm, nâng cao đời sống người dân địa phương.

Cũng tại hội thảo, đa số các đại biểu nhận định, Thái Nguyên cần vào cuộc hơn nữa để phát huy hết những thế mạnh du lịch của tỉnh. Theo bà Phan Hồng Châu, Giám đốc Công ty CP Du lịch và Dịch vụ Hy vọng chia sẻ: “Làm sao để đưa được khách về Thái Nguyên nhiều hơn một ngày đang là câu chuyện chúng ta cần bàn tới. Nhiều điểm du lịch chúng tôi đi qua khảo sát đều là phát sinh hết sức tự nhiên, không có sự đồng hành của các đơn vị làm du dịch nên rất khó đưa được những đoàn du khách inbound về trên 3 ngày. Đồng thời, chúng tôi cũng thấy thiếu vắng đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp đồng hành trong các sản phẩm du lịch”.

Có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực du lịch và tổ chức sự kiện, ông Lương Thỉnh, Giám đốc Công ty Lương Gia Travel & Event gợi ý Thái Nguyên cần định hướng rõ ràng trong phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù. “Chúng ta đang  cần xác định rõ sản phẩm du lịch về nguồn, du lịch giải trí, nông sản,... Cũng như để phát triển sâu rộng những sản phẩm này, chúng ta cần truyền thông đúng cách, làm sao để khi khách đến trải nghiệm sản phẩm, khách chụp thật nhiều ảnh càng tốt bởi chính du khách là phương tiện quảng bá vô cùng hiệu quả”.

Thái Nguyên là "địa chỉ đỏ" để du khác tìm hiểu về văn hoá, lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam

Trao đổi thêm với P.V, bà Phạm Thị Hương Thơm, Giám đốc Công ty du lịch Sức sống Việt đề xuất, vì những điểm đến của Thái Nguyên còn khá mới nên cần lồng những điểm này vào các tour khác sao cho thuận tiện với thời gian và lịch trình của du khách. Điều này sẽ giúp khách du lịch có thêm nhiều trải nghiệm khi du lịch Việt Nam.

Thái Nguyên có nhiều thuận lợi về tiềm năng du lịch, đặc biệt là du lịch về nguồn, du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc văn hoá dân tộc. Tuy nhiên, để thật sự hấp dẫn du khách, Thái Nguyên cần tận dụng những bản sắc riêng của vùng trong phát triển du lịch. Nhiều đại biểu cho rẳng, nếu cứ cho ra đời những sản phẩm na ná với những vùng khác sẽ rất khó để Thái Nguyên cạnh tranh lành mạnh về du lịch.

ĐÌNH TOÁN

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top