Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Tư tưởng không đồng nhất của nhà Lang trong tiểu thuyết “Hoa hậu xứ Mường” và “Vương quốc ảo ảnh” của Phượng Vũ

Thứ Hai 21/10/2019 | 19:32 GMT+7

VHO-Người Mường có câu: Mường có lang, làng có đạo. Mường tức là đơn vị tổ chức xã hội, tập hợp nhiều làng trong cùng một thung lũng, hay nhiều thung lũng, liền kề nhau. Đơn vị tổ chức này đặt dưới sự cai quản của một dòng họ quý tộc mà người Mường vẫn gọi là “nhà Lang”.

Lang đạo, đó là cách gọi về những người có chức, quyền ở vùng Mường. Lang đạo là cách gọi chung cho đẳng cấp cai trị vùng Mường. Trong lang đạo xứ Mường, tư tưởng của các nhà lang cũng khác nhau, có người cũng hướng về nhân dân nhưng có người chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân.

Trong hai tiểu thuyết Hoa hậu xứ MườngVương quốc ảo ảnh của Phượng Vũ, chúng ta còn thấy, cơ bản các quan lang đều chung một mong muốn là chống lại chế độ mới, giữ lại chế độ nhà lang, nhưng tư tưởng, thái độ, việc làm của các quan lang cũng không đồng nhất với nhau.

Quách Lân, đồ Long là những người cùng cấp và chung một tư tưởng nhưng sự nhiệt huyết trong việc khôi phục nhà lang là có nhưng chưa đúng. Ngoài ra Quách Lân là người thân cao nhưng trí còn kém nên việc tìm cách để khôi phục lại chế độ nhà lang là chưa có hướng khởi sáng. Nên làm việc còn dè chừng, ngay trong ngày lang Đá mất giới lang đạo dự định hợp tác với nhau đánh Việt Minh, nhưng lúc đầu Quách Lân còn do dự nên đã đưa lí do lo cho đám tang của lang đá nên không bận tâm đến việc đó được.Còn đồ Long không phải dân Mường nhưng lại muốn có vị thế và ảnh hưởng của mình ở vùng đất Mường này. Đây là người cơ hội muốn dựa vào Pháp để kiếm tiền, dựa vào chế độ nhà lang để nâng cao vị thế của mình, đây là con người thực dụng, luôn mưu cầu lợi ích cho bản thân. Khi tìm được nàng ả Hương, người mà đồ Long coi là tri âm tri kỉ của mình, họ đã dựa vào chính quyền Pháp và quyền thế của nhà lang mở ra các sàn nhảy phục vụ nhu cầu vúi chơi cho đám lính Pháp. Và một số lang khác như Đinh Thế Chính, Đinh Công Xuân…là những lang cun xứ Mường đã tham gia vào công cuộc đánh đuổi Việt Minh, lập nên xứ Mường tự trị. Nhưng dự định đã không thành công cuối cùng cũng dơi và thế thua.

Quách Bảo, người được coi là tâm huyết luôn đau đáu làm thế nào để khôi phục lại nhưng lại dựa vào thực dân Pháp để khôi phục lại chế độ lang đạo, từng đường đi nước bước Quách Bảo cũng muốn dựa vào thực dan Pháp, nên lúc nào cung trong tư thế lấy lòng các quan Pháp. Có lẽ, thời kì đó những người có chút học hành, và những hiểu biết nhất định như Quách Bảo cũng không thể nghĩ hơn, muốn giữ được đất Mường, muốn xây dựng đất Mường chỉ là nhờ bên ngoài mà không biết nhờ sức nội tại là chính là dân Mường, họ đã không nắm được sức mạnh của lòng dân. Cái đáng nói ở đây, chính là tư tưởng ăn sâu trong giới lang đạo người dân chỉ là giai cấp bị bóc lột nên họ phải sống truyền kiếp trong cái đói khổ, phụ thuộc, thấp hèn…mà các lang cun xứ Mường không dựa vào họ để làm cho cuộc sống của họ tốt hơn. Cuối cùng chế độ lang cun đã sụp đổ một cách hoàn toàn sau đám ma của lang đá.

uách Liêm, sinh trưởng ở Mường Măng nghèo nên thế yếu nhưng Liêm được học hành nhiều hơn các dòng lang khác, cả xứ Mường chỉ có hai người học hết bậc thành chung, đó là Liêm và là con một nhà lang khác ở ngoài châu lương. Đây là người mà cần chú ý hơn cả  [94,tr423]. Quách Liêm còn có chút năng lực và thực sự tâm huyết, đặc biệt có suy nghĩ tiến bộ hơn. Quách Liêm nhiều đêm trăn trở việc khôi phục lại đất Mường giống như thời vua Dịt Dàng. Theo cá nhân tôi, Liêm cũng là người có suy nghĩ tiến bộ nhưng không biết chọn đường, Liêm đã từng nghĩ “Người Mường phải trở thành dân tộc mạnh  mới không bị người khác cai trị”. Đây là ý nghĩ của Liêm nung nấu hàng chục năm nay từ khi Liêm còn rất trẻ. Liêm muốn tìm lại cho người Mường một vị trí đã mất mà vua Dịt Dàng tạo lập hàng nghìn năm trước. Ý nghĩ đó luôn thường trực trong Liêm, điểm này ở Liêm khác hẳn các lang cun khác. Đọc đến đoạn này tôi thầm tiếc, tại sao một người thông minh, hiểu biết như Liêm không tìm đến cách mạng, dù đất Mường không trở lại thời kì vua Dịt Dàng nhưng cuộc sống của người dân trong đó có Liêm cũng tốt đẹp hơn nhiều. Liêm là một người có tâm nhưng tư tưởng nhưng con đường Liêm đi chưa đúng nên đã rơi vào sai lầm, để rồi mọi mơ ước và khát vọng bấy lâu nay đã rơi vào “ảo ảnh”về một quốc vương của mình, quốc vương của người Mường giống như hình mẫu của Van-ti-căng, Xanh Ma-ri-nô. Liêm là người có tâm và thực sự muốn bảo vệ xứ Mường nên luôn luôn trăn trở về sự sụp đổ xứ Mường, Liêm thật sự muốn giữ và bảo vệ nó không phải cho riêng mình mà cho dân tộc của mình. Trong lần Liêm tâm sự cùng Quỳ, Liêm đã thổ lộ “dân không ở yên làm sao mà bền vững được.Mỗi lần thay đổi, của cải dơi vãi, nhất là của cải tinh thần không biết còn hay mất. Anh biết chắc chắn  rằng những chiếc trống đồng quý giá đã bị các quan công sứ biến thành của riêng. Người ta đang muốn làm mờ dần nền văn hóa Mường”[95,tr.292]. Liêm sâu sắc và thật có tâm, ngay trong ngày Hội kiến bàn nhau chọn cho người đứng đầu xứ Mường tự trị, các lang cun thể hiện sự tham lam của mình cũng làm cho Liêm đau lòng. “Ông cun các Mường lớn chỉ muốn giữ chế độ nhà lang, khư khư ôm lấy ruộng sâu, ruộng nõ với quan niệm xưa cũ “thượng ngọn cây hạ ngọn cỏ”. Một số khác thì tham vọng quyền lực, ai cũng muốn có chân trong bộ máy cai trị, người tham vọng nhiều đều là những kẻ tham lam tàn bạo. Nói xấu sau lưng và trước mặt quan Tây”. Liêm cũng nhận ra bản chất của lang cun, và cũng nhận ra mục đích của thực dân Pháp, họ chỉ lợi dụng và khai thác của cải vật chất và tinh thần của mình. Nhưng Liêm chỉ là lang ở Mường nghèo không thể làm hơn không thể tự quyết cho dân tộc mình, nên đã dựa vào các lang ở Mường lớn với tinh thần đoàn kết, nhưng “lực bất tòng tâm”. Quách Liêm còn buồn hơn khi đề cử chọn Đinh Công Xuân làm Chánh lang quan, vì Đinh Công Xuân có mối thù với Việt Minh nên rất căm thù Việt Minh nhưng hắn chỉ là tên tham lam, tàn bạo, dâm đãng và không có tài. Chính điều này làm cho Liêm cảm thấy lo và rất buồn  cho vận mệnh dân tộc nếu như xứ Mường tự trị dựng lên. Liêm cảm thấy mình cô đơn. Như vậy, qua đây ta thấy một sự đồng nhất trong các lang cun được Phượng Vũ nói trong hai tiểu thuyết này là muốn giữ chế độ lang đạo. Nhưng họ lại có những mục đích khác nhau, duy nhất chỉ có Quách Liêm là còn nghĩ đến lợi ích của dân tộc mình, còn lại chỉ là lợi ích cá nhân, nhỏ hẹp. Họ không hề nghĩ đến dân, nghĩ đến giá trị của dân tộc mình. Mà điều ta bất ngờ hơn cả người nhận ra gía trị văn hóa của dân tộc Mường nhỏ bé này chính là thiếu tá Lê- ô- na, ông đã nhân ra sai lầm can đường mình đã chọn. Và nhận ra một triết lí ngay trong sự thất bại của mình “chắc gì một dân tộc nhỏ đã là dân tộc yếu”, rồi “cái vòng cung dân tộc Mường cư trú, dân số chỉ vài chục vạn người, chỉ bằng dân số một tỉnh của nước Pháp, nhưng sao họ lại có một nề văn hóa rực rỡ đến thế. Có dân tộc nào đã sáng tạo ra những áng mo dẫn hồn người chết đi nhòm đất nhòm Mường, liếc nhà, liếc giậu chứa chan tình nhân ái cộng đồng không? Đã có dân tộc nào đã có những bài ca dẫn hồn người chết lên Mường trời, xuống âm phủ chưa? Rồi với thế giới quan vũ trụ ba tầng, với đẻ đất đẻ nước, với chặt chu kéo lội ngồn ngộn sức sáng tạo. Cái cây chu đồng bông thau lá thiếc của họ là cây gì…một dân tộc như thế không thể bị thua”. Đúng thế, một dân tộc nhỏ nhưng không phải là dân tộc yếu, họ có những sức mạnh tiềm tàng và được thể hiện trong văn hóa vật chất và tinh thần của họ. Những điều tưởng là đơn giản vậy mà phần đa giới lang đạo không quan tâm và chú ý tới.

Trên cái nền đầy mâu thuẫn của giới lang đạo và những người có quan hệ với giới cai trị ấy, đa chiều văn hóa Mường hiện lên, nhất là những trăn trở của Quách Liêm và Lê-ô-na, đã giúp người đọc hiểu được sự vĩ đại của văn hóa Mường đặc sắc chứa đựng cả ngàn năm văn hóa. Lê-ô-na – hình ảnh của các nhà dân tộc học thời kỳ đầu, dân tộc học sĩ quan, giáo sĩ từ chỗ đi thực dân đã cảm mến nền văn hóa rực rỡ mà ông ta được sống trải trong nó. Chính những suy tư của Lê-ô-na, được Phượng Vũ khéo léo tái hiện trong tiểu thuyết đã làm cho sự minh định về tính vĩ đại của nền văn hóa Mường Hòa Bình thêm thuyết phục. Kẻ đi chinh phục đã bị khuất phục bởi chính nền văn hóa mà anh ta muốn chinh phục.

NGUYỄN THỊ HÀ

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
192021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top