Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Bài học từ “Ngược chiều gió”

Thứ Sáu 04/10/2019 | 10:24 GMT+7

VHO- Có bao giờ bố mẹ đặt mình vào vị trí của con cái để không có những lời nói, những hành động thô bạo can thiệp vào cuộc sống của chúng? Có bao giờ những ông bố, bà mẹ lại có thể tin tưởng là con mình có đủ bản lĩnh để vượt qua những sóng gió, những thử thách của cuộc đời hay không? Sự bao bọc thái quá của bố mẹ đã khiến con họ mất đi sự tự lập và trở thành những con người yếu đuối.

 Một cảnh trong vở Ngược chiều gió

 Đã lâu lắm rồi, trên sân khấu kịch của Nhà hát Tuổi Trẻ nói riêng và sân khấu nói chung có một vở diễn đề cập tới những vấn đề của lớp trẻ vị thành niên một cách thuyết phục và rất gần gũi với giới trẻ. Đó là những cảm nhận của khán giả khi xem kịch Ngược chiều gió (Tác giả: Huệ Ninh, đạo diễn: NSƯT Sĩ Tiến).

Xin đừng áp đặt mà hãy thấu hiểu...

Kịch Ngược chiều gió không có nhiều nhân vật, câu chuyện xoay quanh các nhân vật trong gia đình ông Quyết gồm ông bố, bà mẹ, cô con gái 18 tuổi mới vào đại học và một cậu con trai 10 tuổi. Nhìn vào thì gia đình ông Quyết là một gia đình cơ bản, tuy nhiên đằng sau cái vỏ ngoài tưởng như hạnh phúc thì các thành viên liên tục làm tổn thương nhau bằng những lời nói dối, những ảo tưởng và cả sự áp đặt cái tôi của mình trong các mối quan hệ. Thấy rõ sự xuống cấp về đạo đức gia đình họ khi mọi sự thành công của các thành viên đều được giải quyết bằng tiền, họ dùng tiền để người vợ có tấm bằng tiến sĩ hay công trình khoa học, dùng tiền chạy chọt để cô con gái được vào đại học. Chỉ đến khi mọi sự cố gắng nỗ lực được tạo dựng bởi đồng tiền không còn giá trị: Ông Quyết có lệnh bắt tạm giam bị truy tố về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn; Bà Minh bất lực trong việc dạy dỗ đối thoại với con cái; Quế vỡ lẽ câu chuyện bố mình đút lót để cô được vào đại học chứ không phải bằng thực lực của chính cô… Lúc đó mỗi thành viên trong gia đình mới hiểu rằng chỉ có gia đình là điểm tựa còn lại giúp họ vượt qua được sự thất bại của mình.

Đạo diễn, NSƯT Sĩ Tiến cho biết: “Ngay từ khi đọc kịch bản tôi đã rất thú vị bởi góc nhìn và tư duy của Huệ Ninh, một nữ tác giả rất trẻ. Vở kịch nêu lên một thực tế của không ít các gia đình của xã hội Việt Nam. Sự thành đạt, phù hoa và giả dối đã khiến những gia đình sống trong cùng một mái nhà trở nên xa lạ và giả dối”.

Cha mẹ là tấm gương soi cho con cái...

Sự bế tắc của ông bố, bà mẹ trong Ngược chiều gió và cả sự mạnh mẽ, bản lĩnh đối đầu vì lẽ phải, vì sự trung thực của chính con cái họ là lý do khiến vở kịch thuyết phục. Những lời rao giảng đạo đức sẽ trở nên giả tạo nếu cha mẹ luôn vượt đèn đỏ giao thông hay dùng tiền để mua điểm cho con mình. Ông bố trong kịch bằng mọi giá, bất chấp phạm pháp để kiếm ra tiền. Tấm bằng tiến sĩ giấy của bà mẹ không thể hiện được thực lực của bản thân. Sự giả dối, sống thiếu trung thực đã khiến cho chính những đứa con của họ trở nên đối kháng.

Vở kịch không khai thác những mặt trái, những tình huống giật gân, ly kì, cũng không có tuyến nhân vật xấu được khai thác nổi trội để làm nổi bật người tốt, đạo diễn cùng ê kíp sáng tạo và các nghệ sĩ đã đi sâu vào khai thác mâu thuẫn từ nội tâm của từng nhân vật trong kịch. Ngược chiều gió như một lời thủ thỉ, chia sẻ về một vấn đề mà không ít gia đình của Việt Nam đang phải đối diện đó là cha mẹ trở nên bất lực trước việc định hướng cho con cái của mình. Vở kịch thấm đẫm chất nhân văn và gieo vào lòng người xem những day dứt, những chiêm nghiệm về cách ứng xử sao cho phù hợp với con cái trong gia đình mình. Cha mẹ chưa hẳn lúc nào cũng đúng và đôi khi chính họ phải nhìn nhận lại những hành vi, việc làm của mình để làm sao để con cái của họ không hổ thẹn về cha mẹ mình.

Mỹ Linh, một khán giả trẻ sau khi xem kịch chia sẻ: “Em rất bất ngờ khi xem một vở kịch tâm lý đề cập đến lứa tuổi của mình hay như vậy. Em như thấy chính mình ở trong kịch vậy. Em cực thích nhân vật Quế, cô con gái trong gia đình. Quế đại diện cho lớp trẻ ngày hôm nay vừa bản lĩnh, vừa không ngần ngại lao vào cuộc sống để khẳng định cái tôi của mình”. Cũng có không ít khán giả lớn tuổi cũng cho rằng sau khi xem kịch họ thấy cần xem lại cách ứng xử của mình đối với con cái. Đôi khi điều cha mẹ nghĩ là hay, là tốt cho con mình nhưng chưa phải là con đường phù hợp thực sự đối với con họ.

Nhìn thấy tư duy dàn dựng hiện đại ở Ngược chiều gió ngay từ những câu thoại ngắn gọn của các nhân vật, đẩy nhanh tiết tấu cho kịch cho tới sự đóng góp của âm nhạc và thiết kế sân khấu. Thiết kế sân khấu đơn giản nhưng cũng rất hiện đại. Toàn bộ phần thiết kế mỹ thuật tập trung vào căn nhà di động đặt ngay trung tâm của sân khấu. Căn nhà ấy được khai thác triệt để ở mọi góc cạnh để tạo nên những không gian riêng khi nghệ sĩ xoay chuyển. Thú vị nhất là hình ảnh khi ông Quyết có quyết định bị bắt tạm giam thì toàn bộ phần mái của ngôi nhà bị bật ra khỏi nhà khiến người xem liên tưởng tới ý nghĩ “Con không cha như nhà không nóc”.

Cho tới Ngược chiều gió đã thấy đạo diễn, NSƯT Sĩ Tiến khẳng định một phong cách riêng bởi lối dàn dựng chỉnh chu, nghiêm túc. Đồng nghiệp ghi nhận ở sự kỹ lưỡng của anh trong việc chăm chút cho từng vai diễn, từng tình huống cho tới câu thoại trong kịch. Ngược chiều gió khai thác đề tài về lớp người trẻ nhưng không nặng về những màn trình diễn nóng bỏng câu khách, giật gân... mà những tình tiết, những lời thoại của kịch lại mang tới những điều day dứt, khiến người xem phải nhớ, phải suy nghĩ. Đâu có cần phải ra sức mệnh lệnh “đao to, búa lớn” cha mẹ chỉ cần làm gương cho con qua từng hành động của mình trong cuộc sống. Nếu cha mẹ không thể làm gương cho con cái, giáo dục nhiều bao nhiêu cũng trở nên vô dụng. 

 Nhà hát Tuổi Trẻ cần có những tác phẩm chinh phục được khán giả trẻ

Chọn một kịch bản khai thác về đề tài người trẻ, chọn một lối dàn dựng sân khấu hiện đại tiết tấu kịch nhanh. Rõ ràng cách đi, cách làm của Ban giám đốc Nhà hát Tuổi Trẻ đang hướng tới đó chính là mong muốn nâng tầm cho thương hiệu của mình thật sự có bản sắc riêng, khẳng định vị trí của mình đó là phục vụ đối tượng ưu tiên chính là lớp trẻ ngày hôm nay. Hình ảnh cậu con út trong kịch quá yếu đuối, quá cô đơn... Cha mẹ của cậu không hiểu được những suy nghĩ và diễn biến của cậu bé, cậu chỉ có thể chơi với búp bê và tìm được sự chia sẻ của bà giúp việc. Đây là bi kịch của một bộ phận gia đình trí thức hiện nay khi các ông bố, bà mẹ chỉ mải mê kiếm tiền, chạy theo các mối quan hệ xã hội mà “đánh rơi” con cái và gia đình họ.

(Thứ trưởng Bộ VHTTDL TẠ QUANG ĐÔNG

 

 THÚY HIỀN

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top