Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Vì sao nhiều người uống men vi sinh cả năm mà hệ tiêu hóa không được cải thiện?

Thứ Tư 02/10/2019 | 06:28 GMT+7

VHO- Nhiều bà mẹ hay sử dụng lợi khuẩn cho trẻ nhưng mỗi một lợi khuẩn chỉ có một tác dụng cho một số bệnh, triệu chứng nhất định. Có một số cái có thể bổ sung thông thường và cũng có một số cái có thể bổ sung một cách chuyên biệt khác nhau chứ không phải bổ sung hoặc uống rất dài, nhiều tháng, thậm chí cả năm một loại men vi sinh vật.  

GS Đào Văn Long – nguyên Trưởng khoa Tiêu hóa (Bệnh viện Bạch Mai), Viện Nghiên cứu và đào tạo tiêu hóa, gan mật cho biết như vậy bên lề hội nghị khoa học quốc tế “Thiết lập mạng lưới Microbiome toàn cầu” (do Viện Nghiên cứu và đào tạo tiêu hóa, gan mật tổ chức). Tại hội thảo, các nhà khoa học trong và ngoài nước khẳng định, đường tiêu hóa có chứa rất nhiều vi sinh vật nhỏ bé đó là các vi khuẩn, nấm, vi-rút… được gọi chung là microbiota với số lượng lên tới trên 100 triệu tỉ, nghĩa là lớn hơn rất nhiều so với tổng số lượng các tế bào trong cơ thể. Nếu có một cách nào đó kết nối các vi sinh vật này với nhau thì chiều dài của chúng sẽ vượt quá 2,5 lần chu vi quả đất.

GS Đào Văn Long chia sẻ về hệ tiêu hóa đường ruột microbiota

Trong thời gian gần đây, microbiota của hệ tiêu hóa đã trở thành một vấn đề thời sự trong y học, thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu về vi sinh, sinh hóa, sinh học phân tử, tin sinh học và cả trong khám chữa bệnh của các bác sĩ. GS Đào Văn Long cho rằng, hiện nay hệ vi khuẩn của đường tiêu hóa của chúng ta vẫn cón rất ít nghiên cứu, chưa xác định được các chủng chủ yếu của người Việt Nam và chưa có được ngân hàng về gen của hệ vi sinh vật này. Đây là một trong những vấn đề cần được đặt ra, phải có sự kết nối nhiều ngành khoa học khác nhau như dịch tễ học, vi sinh, lâm sàng…

Cũng theo nguyên Trưởng khoa Tiêu hóa (Bệnh viện Bạch Mai), microbiota chia làm hai loại là các lợi khuẩn (brobiaitotic) và các vi khuẩn có hại, hàng loạt các bệnh lý như tiêu chảy, rối loạn đường tiêu hóa… là do mất cân bằng giữa hai quần thể vi sinh vật. Nhiều bà mẹ hay sử dụng lợi khuẩn cho trẻ nhưng mỗi một lợi khuẩn chỉ có một tác dụng cho một số bệnh, triệu chứng nhất định. Ví dụ người bị táo bón, tiêu chảy, người bị béo phì... sẽ được dùng các lợi khuẩn khác nhau, chứ không phải nhiều người sử dụng các lợi khuẩn mà không cần quan tâm lợi khuẩn đó có tác dụng gì.

Nhiều người uống men vi sinh trong thời gian dài nhưng hệ tiêu hóa không được cải thiện (ảnh minh họa)

“Có một số loại men vi sinh có thể bổ sung thông thường và cũng có một số loại có thể bổ sung một cách chuyên biệt khác nhau. Chẳng hạn, người bị tiêu chảy hay táo bón, hội chứng ruột kích thích thì sử dụng lợi khuẩn ruột khác nhau chứ không phải bổ sung hoặc uống rất dài, nhiều tháng, thậm chí cả năm một loại men vi sinh vật. Hơn nữa, trong rất nhiều loại lợi khuẩn bán trên thị trường, chúng tôi khẳng định chỉ có một vài loại có tác dụng được ghi nhận, còn các loại khác hiện còn xem xét kĩ lưỡng hơn về tác dụng, hiệu quả. Hệ vi sinh của đường tiêu hóa bao gồm rất nhiều vi khuẩn khác nhau, bổ sung duy nhất một loại vi khuẩn trong thời gian dài là cần rất cân nhắc”, GS Đào Văn Long chia sẻ.

Đến từ Hồng Kông (Trung Quốc) PGS.TS Sunny Wong (Đại học Hồng Kông) cho biết, hiện nay hệ sinh thái đường ruột của người châu Á đã thay đổi rất nhiều so với trước kia. Chưa có nghiên cứu cụ thể nào về hệ sinh thái đường ruột của Việt Nam nói riêng hay Đông Nam Á nói chung, nhưng cũng có sự thay đổi như xu hướng ở châu Á. Nguyên nhân của sự thay đổi này, là do môi trường, khí hậu, nếp sinh hoạt và thói quen ăn uống. Chẳng hạn, nguyên nhân từ ăn uống là do người dân nông thôn trước đây chỉ ăn các đồ ăn truyền thống, tự sản tự tiêu thì nay làn sóng ra thành phố đã ăn các đồ ăn nhanh, các loại thực phẩm có nguồn gốc từ phương Tây, hoặc thực phẩm chứa chất bảo quản, kháng sinh… Chính vì vậy cần có những nghiên cứu về microbiota đối với sức khỏe và bệnh tật của người ở Việt Nam và các nước, đặc biệt là bệnh lý về đường tiêu hóa, gan mật; hướng tới việc thiết lập một mạng lưới quốc tế về microbiota…

QUỲNH HOA

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top