Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Thẳng tay xử phạt vi phạm trong lĩnh vực du lịch

Thứ Sáu 02/08/2019 | 11:22 GMT+7

VHO- Bắt đầu từ ngày 1.8.2019, Nghị định số 45/2019/NĐ-CP của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch có hiệu lực thi hành.

Hướng dẫn viên hoạt động tự do có thể bị phạt từ 5 - 10 triệu đồng

Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch.

Hàng nghìn HDV có thể bị pht bất kỳ lúc nào

Đến nay, sau nhiều hội nghị phổ biến ở cả trung ương lẫn địa phương, ở các Hiệp hội Du lịch, câu lạc bộ du lịch, doanh nghiệp du lịch… nổi lên một số ý kiến còn băn khoăn khi thực hiện Nghị định này.

Trong đó, một số ý kiến cho rằng, có những hành vi vi phạm phạt như trong Nghị định 45 là quá nặng nhưng cũng có những hành vi mức phạt còn quá nhẹ hoặc có những hành vi, nếu thẳng tay xử phạt, có khi không có đủ người để đi phạt..

Ví dụ, điểm a, khoản 5, điều 7 của Nghị định quy định, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: “Sử dụng hướng dẫn viên du lịch quốc tế, hướng dẫn viên du lịch nội địa không có hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch hoặc không là hội viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch theo quy định”. Trong khi đó, tính đến ngày 1.8, cả nước có 25.430 hướng dẫn viên nội địa và quốc tế, trong đó theo các chuyên gia du lịch nhận định, vẫn có hàng nghìn hướng dẫn viên chưa thuộc đơn vị hay tổ chức nào (tức là vẫn còn là hướng dẫn viên tự do). Nếu đúng như thế, sẽ có hàng nghìn hướng dẫn viên (không tuân thủ quy định) có thể bị phạt bất cứ lúc nào.

Hay như có những sự vụ, doanh nghiệp du lịch “ôm” tiền tour của khách rồi bỏ khách bơ vơ ở nước ngoài hoặc bỏ trốn, không tổ chức tour điển hình như vụ Travel Life (văn phòng tại 26/30 Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú, TP.HCM) bỏ đoàn hơn 700 du khách Việt ở Thái Lan vào năm 2013; Công ty Sài Gòn Chợ Lớn - Saigon Cholon tourist (địa chỉ 25 Đào Duy Anh, phường 9, quận Phú Nhuận, TP.HCM) năm 2018 bị tố thu tiền tỉ của khách nhưng không thực hiện chương trình tour. Gần đây nhất là tháng 3.2019, Công ty Golux (địa chỉ 85 Nguvễn Hữu Cầu, P.Tân Định, quận 1, TP.HCM), không có giấy phép lữ hành quốc tế nhưng vẫn nhận của khách nhiều tỉ đồng để tổ chức tour quốc tế trái phép nhưng thực tế là không tổ chức tour.

Các chuyên gia và đại diện nhiều doanh nghiệp lữ hành uy tín cho rằng: Với những doanh nghiệp cố tình vi phạm pháp luật, làm ảnh hưởng tới quyền lợi khách hàng, lừa gạt khách, thu tiền tỉ mà chỉ bị phạt vi phạm hành chính vài chục triệu thì quá nhẹ. Thậm chí, có những doanh nghiệp (có giấy phép hoặc không có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế) “sẵn sàng” nộp phạt hoặc đóng cửa công ty này để mở công ty khác và tiếp tục vi phạm. Nhiều vụ việc, khi nhận thấy có dấu hiệu lừa đảo, Tổng cục Du lịch, Thanh tra Bộ VHTTDL, Thanh tra Sở Du lịch, Sở VHTTDL đã xử phạt vi phạm hành chính bằng tiền, tước giấy phép hoặc thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành. Tuy nhiên, không phải vụ nào cũng bị khởi tố hình sự, truy tố trước pháp luật và mức xử phạt vi phạm hành chính còn quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe.

Doanh nghiệp khkhăn nếu khách cố tình trốn

Trong khi đó, tại điểm C, khoản 13, điều 7 trong Nghị định quy định: “Để khách du lịch trốn ở lại nước ngoài hoặc trốn ở lại Việt Nam trái pháp luật”, phạt tiền từ 80- 90 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành từ 12 tháng đến 18 tháng. Đại diện các doanh nghiệp cho rằng: Quy định này dồn hết trách nhiệm cho công ty du lịch, trong khi có thể doanh nghiệp du lịch cũng chỉ là nạn nhân vì khách cố tình bỏ trốn. Rất nhiều trường hợp đưa khách đi nước ngoài, đặc biệt là các thị trường nhạy cảm như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan… các công ty du lịch đã rất cẩn trọng trong việc xét duyệt hồ sơ khi làm visa cho khách nhưng vẫn bị khách qua mặt, thậm chí bỏ luôn hộ chiếu, trốn lại nước ngoài bất hợp pháp.

Trong đó, năm 2016 vụ việc 59 khách du lịch bỏ trốn ở Jeju (Hàn Quốc) có nhiều công ty lữ hành uy tín của Việt Nam “dính phốt”. Sau vụ việc, các doanh nghiệp đưa khách cho biết đã duyệt đi duyệt lại hồ sơ của khách nhưng vẫn có một vài khách trốn. Nhưng chỉ cần một vài trường hợp thôi cũng đủ để doanh nghiệp làm ăn chân chính điêu đứng, thậm chí bị đình chỉ quyền làm visa đoàn (vụ 8 công ty bị đình chỉ hoặc hủy bỏ quyền làm visa đoàn đi Nhật Bản vừa qua).

Sau vụ 152/153 khách Việt bỏ trốn tại Đài Loan hồi cuối năm 2018, chính phủ Đài Loan còn quyết định tạm dừng visa Quan Hồng cho các doanh nghiệp Việt Nam. Việc xét duyệt visa cho du khách Việt Nam tới thị trường này vì thế cũng khó khăn hơn. Trong khi đó, bản chất của vụ việc này là tổ chức đưa người ra nước ngoài lao động trái phép nhưng lợi dụng hình thức đi tour du lịch, do các công ty du lịch có giấy phép lữ hành quốc tế nhưng làm ăn chụp giật hoặc không có giấy phép lữ hành quốc tế tổ chức.

Những trường hợp khách bỏ trốn như thế, nếu trót lọt mỗi khách du lịch “chui” này phải mất cả trăm triệu đồng, công ty tổ chức tour “chui” và “không chui” cũng không bị phạt. Cũng rất ít vụ cơ quan chức năng phát hiện ra hành vi vi phạm của doanh nghiệp mà chủ yếu là do khách hàng bị lừa tố hoặc công dân Việt Nam bị bắt giữ vì vi phạm pháp luật ở nước ngoài. Thế mới xảy ra thực tế trớ trêu là doanh nghiệp làm ăn tử tế có khi lại bị phạt nặng vì “dính” khách bỏ trốn còn những doanh nghiệp lữ hành “chui”, làm ăn chụp giật thì lại chỉ bị phạt nhẹ hoặc không bị phạt.

Vì thế, doanh nghiệp bày tỏ mong muốn, khi Nghị định 45 có hiệu lực, các doanh nghiệp vi phạm sẽ bị xử phạt thích đáng, đúng người đúng tội và cơ quan chức năng cần truy đến cùng các sự việc để nếu vi phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực du lịch, cá nhân và doanh nghiệp không chỉ bị phạt vi phạm hành chính mà phải truy tố trước pháp luật. 

 NGUYỄN ANH

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top