Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

28 Tháng Ba 2024

“Đến dạy kỹ năng hay để PR hình ảnh”?

Thứ Sáu 25/01/2019 | 10:25 GMT+7

VHO- Chuyên gia tư vấn tâm lý, PGS.TS Huỳnh Văn Sơn, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM đã bức xúc như vậy khi nói về tình trạng hiện nay có một số diễn giả dạy kỹ năng mềm cho sinh viên nhưng lại tự cho rằng đó là một… show biểu diễn để họ tự quảng bá hình ảnh bản thân mà không quan tâm đến chuẩn mực sư phạm.

Sinh viên tham dự một chương trình rèn luyện kỹ năng (ảnh minh họa)

 Phát biểu của PGS. TS Huỳnh Văn Sơn nêu ra tại Hội thảo “Các giải pháp và mô hình tiêu chuẩn của việc rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho TP.HCM” do Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức vào hôm qua 24.1.

PGS.TS Huỳnh Văn Sơn nói rằng, “Tôi biết có những giảng viên hàng ngày đi dạy kỹ năng mềm cho sinh viên thì chụp hình tải lên facebook để khoe là mình có nhiều show nhằm quảng bá bản thân. Đó là cách suy nghĩ rất dễ thương mà cũng thật đáng sợ, bởi vì làm như vậy là mình đã đánh rơi đi phẩm chất của một người thầy mà lẽ ra mình phải phát hiện ra người học thiếu cái gì để mình rèn, mình chỉ dạy, đằng này lại chỉ quan tâm quảng bá cho mình thôi. Tôi muốn hỏi lương tâm của diễn giả ở đâu?”. Chuyên gia tư vấn tâm lý này cũng cho biết thêm là qua khảo sát để thực hiện đề tài liên quan đến nội dung này, biết được có rất nhiều sinh viên bị lừa bởi những chiêu của diễn giả “dỏm”. Các diễn giả rao trên mạng là dạy kỹ năng mềm miễn phí, khi “câu” được sinh viên đến thì mục đích chính là để bán hàng đa cấp.

Theo các đại biểu, qua ghi nhận cho thấy, việc học tập và rèn luyện kỹ năng mềm trong sinh viên hiện nay chưa được quan tâm thỏa đáng. Đa số các trường đều tập trung đến buổi hội thảo, báo cáo chuyên đề kỹ năng mềm vì giải pháp này đảm bảo được tiêu chí tiết kiệm thời gian, đảm bảo nguồn nhân lực cần thiết, hạn chế chi phí phát sinh chứ chưa hẳn là để hiệu quả… Chính vì vậy mà sinh viên có biểu hiện tích cực khi vận dụng các thao tác có liên quan đến kỹ năng làm việc nhóm nhưng nhìn tổng thể kỹ năng này còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu. Các nghiên cứu cho biết chỉ một nửa số sinh viên hiểu biết đúng về khái niệm của kỹ năng giải quyết vấn đề. Khá nhiều sinh viên không quan tâm đến các bước để giải quyết vấn đề mà chủ yếu hành động theo suy nghĩ chủ quan. Nguyên nhân của thực trạng này là do sinh viên không được hoặc ít trang bị về nội dung này.

PGS.TS Huỳnh Văn Sơn nói rằng, trong khi thực trạng sinh viên yếu kỹ năng mềm như vậy mà đội ngũ giảng viên giảng dạy kỹ năng mềm thì phần lớn chưa có kinh nghiệm ứng dụng. Giảng viên có thành tựu nhất định nhưng thiếu hẳn phương pháp sư phạm, các giảng viên tập trung giảng lý thuyết, chia sẻ kinh nghiệm về vai trò của kỹ năng mềm mà chưa triển khai được bản chất của kỹ năng và môn hình cấu trúc kỹ năng hay các bước rèn luyện. Bên cạnh đó mô hình rèn luyện kỹ năng mềm không có, thiếu cơ sở khoa học… “Chương trình Giáo dục kỹ năng mềm còn thả nổi ngay từ khâu biên soạn, thẩm định dẫn đến việc sinh viên chưa hài lòng về những gì được đào tạo bồi dưỡng khi bước vào thực tiễn: Chương trình xây dựng không quy chuẩn, tài liệu tham khảo không thẩm định, tài liệu vi phạm bản quyền…”, PGS.TS Huỳnh Văn Sơn cho biết. Theo ông Sơn, điều nổi bật là các kỹ năng mềm bị cắt ra một cách vô tội vạ, từ 10 tiết cho 1 kỹ năng chuyển thành 1 giờ, chuyển thành 1 buổi với 5 kỹ năng mềm.

ThS Nguyễn Thị Trang Nhung, Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM đánh giá, từ việc chưa nắm được tâm lý sinh viên, chưa bắt nhịp được với định hướng nghề nghiệp, nên việc dạy kỹ năng mềm dễ bị “chơi vơi” hay nói khác hơn là dạy “khơi khơi”, chỉ “cưỡi ngựa xem hoa”, khó đảm bảo chất lượng.

Theo giảng viên một trường ĐH, thực tế này cho thấy chính các trường ĐH phải có trách nhiệm đảm bảo chất lượng chứ không phải chỉ bổ sung, gắn kết cho có theo yêu cầu của thực tiễn hay vì mục tiêu truyền thông... Chuyên gia này cũng chỉ ra là khi kỹ năng mềm trở thành vấn đề “hot” thì có trường ĐH mở một bộ môn mà không hề có trưởng bộ môn có kiến thức chuyên sâu về kỹ năng mềm. Rồi trong khi đó lại có một vị diễn giả liên tục thiếu kỹ năng mềm nhưng lại trở thành một chuyên gia dạy kỹ năng mềm? Bằng chứng là anh này liên tục bị 12 công ty đuổi việc (!?).

TS Bùi Hồng Quân, Học viện Cán bộ TP.HCM cho rằng, muốn giải quyết được nhiệm vụ này, cần có những định hướng từ việc xác định cơ chế rèn luyện kỹ năng mềm, bối cảnh xung quanh, yêu cầu từ thực tế, các định hướng triển khai rèn luyện để chuẩn bị hành trang cho sinh viên đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra các bậc đào tạo cũng như chuẩn kiến thức và kỹ năng phù hợp.

Các chuyên gia cho rằng, vai trò của người giảng viên vô cùng quan trọng trong công tác hướng dẫn sinh viên thực hiện, rèn luyện. Nhà trường muốn thay đổi phải thực sự chú trọng nhiều hơn nữa công tác giáo dục, đặc biệt trong việc đào tạo, rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên, trong đó trước hết cần quan tâm đến chất lượng đội ngũ giảng viên. “Mô hình rèn luyện kỹ năng mềm và đội ngũ giảng viên, chương trình đào tạo hay chương trình chi tiết học phần kỹ năng mềm là những tiêu điểm cần xem xét nghiêm túc và thay đổi nhanh chóng, cấp thiết…”, PGS.TS Huỳnh Văn Sơn cho hay. 

THÙY TRANG

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top