Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Hội Thư viện Việt Nam đổi mới và phát triển: Kết nối thông tin, chia sẻ trí thức, hướng tới cách mạng công nghiệp 4.0

Thứ Tư 02/01/2019 | 08:00 GMT+7

VHO-Kể từ sau Đại hội lần thứ III, nhiệm kỳ 2016-2021 (tháng 11.2016), đến nay; Hội Thư viện Việt Nam đã có những bước chuyển mình khá quan trọng, có nhiều hoạt động khởi sắc, đã triển khai thực hiện khá hiệu quả một số công việc, góp phần vào việc phát triển ngành thư viện ở Việt Nam và đẩy mạnh văn hóa đọc trong phạm vi cả nước.

Trong thời đại bùng nổ thông tin, thời đại của công nghệ số, Hội Thư viện Việt Nam đã lựa chọn một cách tiếp cận mới, nhằm tăng cường kết nối thông tin, chia sẻ tri thức, hướng tới phục vụ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Đó cũng là một trong những nội dung quan trọng của Hội trong việc đẩy mạnh công tác thông tin & truyền thông và phổ biến kiến thức KHCN trong bối cảnh hiện nay.

Thật vậy. Hội Thư viện Việt Nam đã tiến hành Đại hội khóa III (nhiệm kỳ 2016-2021) vào ngày 25.11.2016, để tiến hành tổng kết hoạt động nhiệm kỳ II (2011-2016), đồng thời đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho hoạt động nhiệm kỳ III, trong bối cảnh hoạt động thư viện trong nước và trên thế giới có nhiều thay đổi quan trọng. Đặc biệt, bên cạnh việc tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn lực thư viện, chúng ta đã và đang ứng dụng mạnh mẽ CNTT trong tác nghiệp thư viện; thì ở cả TW và hầu hết các tỉnh/ thành phố trong cả nước, xu hướng chuyển hoạt động thư viện từ truyền thống sang hiện đại đã và đang được quan tâm, chú trọng với sự trợ giúp mạnh mẽ của CNTT. Đáng lưu ý là các Thư viện và Trung tâm thông tin - thư viện trong cả nước cũng đang tích cực triển khai việc số hóa tài liệu và bổ sung nguồn tài liệu số (trong và ngoài nước), để làm giàu thêm nguồn vốn thông tin-tư liệu cho thư viện. Việc hoàn thiện Trang thông tin điện tử (trang web) của các thư viện và Trung tâm thông tin - thư viện trong cả nước để làm công cụ, phương tiện và cầu nối đưa thông tin và tri thức đến mọi người dân và các tổ chức, cơ quan…. một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Bản thân Hội Thư viện Việt Nam cũng đã tiến hành xây dựng, duy trì Trang web của Hội từ năm 2011 đến nay.

Không chỉ vậy, từ đầu năm 2017, Hội Thư viện Việt Nam đã phối hợp với Vụ Thư viện, Bộ VHTTDL và Thư viện Quốc gia Việt Nam có công văn chỉ đạo các Chi hội thư viện thành viên thực hiện các nội dung quan trọng, đó là: Triển khai thực hiện các văn bản pháp quy về công tác thư viện; Xây dựng kế hoạch tổ chức và phối hợp tổ chức Ngày sách Việt Nam (21.4) trên địa bàn; tổ chức Triển lãm báo Xuân hằng năm; tổ chức các hội nghị, hội thảo, hội thi, tập huấn nghiệp vụ..., đặc biệt là tăng cường và đổi mới phương thức phục vụ bạn đọc, thông qua các kho tư liệu của thư viện, nhằm thu hút bạn đọc đến thư viện ngày càng nhiều hơn. Được biết qua khoảng 2 năm triển khai, các hoạt động nói trên đã được các thư viện trong cả nước triển khai thực hiện khá đồng bộ và rất hiệu quả. Việc chỉ đạo của Hội Thư viện Việt Nam đối với các Chi hội, Liên Chi hội thành viên tổ chức các hoạt động phong phú trong lĩnh vực truyền thông và phổ biến kiến thức khoa học công nghệ như: Hội nghị, Hội thảo khoa học, Tập huấn về lĩnh vực thư viện (mỗi năm Hội Thư viện Việt Nam đã chỉ đạo các chi hội thành viên tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo về thư viện, đặc biệt là các vấn đề mới trong lĩnh vực thư viện, như: Thư viện với cách mạng 4.0; Thời cơ & thách thức của thư viện VN trong kỷ nguyên số; Truy cập mở, liên thông trong lĩnh vực thư viện; Sử dụng cơ sở dữ liệu dùng chung trong thư viện,... Các lớp tập huấn nhằm mục đích nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ thư viện cả nước trong xu thế hội nhập & phát triển. Hiện cả nước có khoảng 30.000 cán bộ thư viện (ở 63 tỉnh thành phố, hơn 700 huyện, thị xã; hàng chục ngàn xã phường, thị trấn). Hệ thống thư viện trường học có khoảng 16.000 đơn vị, 270 thư viện trường đại học và cao đẳng, hơn 100 thư viện của viện nghiên cứu, các Bộ, Ban, ngành Trung ương. Có thể nói hệ thống thư viện ở nước ta thực sự là một hệ thống rộng lớn cả bề rộng & chiều sâu. Khi công tác truyền thông và phổ biến kiến thức khoa học công nghệ được lan tỏa từ TW đến các địa phương, thì sức hút đối với nghề nghiệp, của hội viên của Hội & Bộ chủ quản (Bộ VHTTDL) sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn (trong đó có cả việc nâng cao vai trò và vị thế, thương hiệu của Hội).

Hội Thư viện Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học”Thư viện Việt Nam hướng tới Cách mạng công nghiệp 4.0 (TP. Đà Nẵng tháng 8 năm 2018)

Bên cạnh đó, Hội Thư viện Việt Nam cũng gia tăng các hoạt động chuyên môn của Hội như: Phát triển hội viên, thành lập các Chi hội thư viện mới, chỉ đạo các Liên chi hội thư viện tổ chức hội nghị, hội thảo, hoặc đại hội nhiệm kỳ theo quy định của Điều lệ Hội Thư viện Việt Nam.

Tuy nhiên, xác định công tác truyền thông và phổ biến kiến thức của Hội trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam (với điều kiện đặc thù của Hội là ít kinh phí, ít nhân lực, điều kiện CSVC có hạn…), thì lãnh đạo Hội Thư viện đã  nhận biết được vai trò và lợi thế của truyền thông qua kênh Internet; cụ thể ở đây là Hội đã tận dụng và sử dụng hiệu quả Trang web (trang thông tin điện tử) để đẩy mạnh công tác truyền thông và phổ biến kiến thức KHCN trong hoàn cảnh hiện tại. Đúng là trang web hiện nay ở Việt Nam là vấn đề không mới, vì nhiều tổ chức, cơ quan đoàn thể ở TW và địa phương đã có từ nhiều năm nay; đang phục vụ khá tốt cho nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, cũng như nhu cầu của tổ chức và nhân dân, phục vụ công cuộc CNH - HĐH đất nước và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên với chức năng-nhiệm vụ là một tổ chức hiệp hội nghề nghiệp, Hội Thư viện Việt Nam đã xây dựng và duy trì trang web từ năm 2011 (khi đó đồng chí Phạm Thế Khang, nguyên Giám đốc Thư viện Quốc gia Việt Nam là Chủ tịch Hội). Có thể nói từ năm 2011 đến nay, Trang web của Hội Thư viện Việt Nam đã hoạt động khá ổn định, cung cấp nhiều thông tin bổ ích, kịp thời với chất lượng nội dung khá tốt về hoạt động của Hội và các chi hội-Liên Chi hội cũng như của ngành Thư viện Việt Nam. Với suy nghĩ là cần hoàn thiện Trang web của Hội Thư viện Việt Nam; để trang web này thực sự trở thành một công cụ mạnh, hữu ích, phục vụ hiệu quả cho tổ chức Hội (vì hiện tại Hội Thư viện Việt Nam hoạt động theo cơ chế tự chủ tài chính và tự quản, nên kinh phí rất hạn hẹp, Hội Thư viện không thể ra được tạp chí chuyên ngành thư viện của Hội); nên Ban Lãnh đạo Hội Thư viện Việt Nam chọn giải pháp tối ưu là sử dụng Trang web để tạo sự kết nối và liên thông giữa các cơ quan thông tin - thư viện trong toàn bộ hệ thống thư viện ở Việt Nam. Đây có thể coi như một cuộc cải cách, một bước đột phá quan trọng và cần thiết, phục vụ cho Cách mạng công nghiệp 4.0, cho sự phát triển của ngành thư viện Việt Nam.

Trang web Hội Thư viện Việt Nam (từ trang web Hội Thư viện Việt Nam

có thể kết nối sang các trang web khác trong toàn bộ hệ thống thư viện ở VN)

Có thể thấy rằng, Trang web của Hội Thư viện Việt Nam hiện nay ngoài Mục tin tức (cập nhật các tin tức, sự kiện thư viện), Mục hoạt động nghiệp vụ (phản ánh các hội nghị, hội thảo, hội thi, tập huấn về thư viện) còn có Mục hình ảnh thư viện (giới thiệu các thư viện đẹp, hiện đại trên thế giới và Việt Nam). Đặc biệt, Mục liên kết hoạt động, Hội Thư viện đã xây dựng và hoàn thiện việc kết nối các Trang web của thư viện các tỉnh/ thành phố trong cả nước và hơn 110 Thư viện các trường đại học và cao đẳng ở Việt Nam; để cán bộ thư viện và bạn đọc trong cả nước có thể vào các Trang web này để tìm kiếm thông tin, tri thức, kết nối thông tin phục vụ cho nhu cầu của cá nhân, tổ chức và đoàn thể,... Đây là công việc cần thiết và hữu ích; vì lần đầu tiên Hội Thư viện Việt Nam làm được điều này mà không cần kinh phí. Hội kết nối thông qua Trang web của Hội Thư viện Việt Nam, để đẩy mạnh hợp tác, chia sẻ thông tin. Trên thực tế công việc này vừa qua nhiều thư viện trong cả nước thực hiện chưa được tốt, thậm chí còn nhiều bất cập, vì nhiều thư viện và trung tâm thông tin - thư viện đã xây dựng được nhiều cơ sở dữ liệu điện tử với hàng chục ngàn tên tài liệu, nhiều thư viện lớn đã số hóa được hàng chục ngàn, triệu trang in; song hầu hết các thư viện này mới chủ yếu phục vụ tại chỗ, trên địa bàn; mà chưa có sự kết nối, chia sẻ thông tin cho các thư viện khác trong hệ thống?.

Việc kết nối lần này của Hội Thư viện Việt Nam thông qua Trang web của Hội với gần 200 trang web của các thư viện cả nước, sẽ góp phần tháo gỡ những khó khăn, bất cập trên đây, góp phần thúc đẩy sự phát triển thư viện, cung cấp thông tin, tri thức cho bạn đọc trong phạm vi cả nước, hướng tới phục vụ cách mạng công nghiệp 4.0 theo chỉ đạo của Chính phủ (Điều thú vị là bạn đọc hoặc cán bộ thư viện có thể vào các Trang web của các thư viện trong hệ thống nay, để kết nối  và tìm kiếm dữ liệu, thông tin, mà không cần phải đến tận nơi. Chẳng hạn người ta muốn tìm tư liệu về Văn hóa Chăm-pa, có thể vào trang web của các thư viện tỉnh/thành phố: Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa, Đà Nẵng; Ninh Thuận…hoặc muốn nghiên cứu sâu về đồng bào Khơmer; có thể vào trang web của các thư viện tỉnh/thành phố: An Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh…hay muốn tìm hiểu về người Thái, có thể vào trang web của các thư viện tỉnh/thành phố: Sơn La, Điện Biên, Yên Bái, Thanh Hóa v..v…hoặc có nhu cầu tìm hiểu về thư viện và văn hóa đọc, phục vụ nghiên cứu, giảng dạy, học tập trong các trường đại học ở Việt Nam, chúng ta có thể kết nối đường link tìm địa chỉ các trang web của hơn 110 Thư viện trường đại học và cao đẳng ở nước ta, để hình dung sự chuyển đổi khá nhanh chóng của các thư viện và trung tâm thông tin trong hệ thống thư viện này…)Để làm được công việc hữu ích này, Hội Thư viện Việt Nam đã nhờ Lãnh đạo Thư viện Quốc gia Việt Nam đã quan tâm, hỗ trợ tối đa về công nghệ và kĩ thuật cho việc duy trì Trang web của Hội. Đó cũng là cách hữu hiệu để Hội thư viện Việt Nam đẩy mạnh công tác truyền thông và phô biến kiến thức KHCN theo chỉ đạo của Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam.

    Các độc giả đang tương tác với trang web của Hội Thư viện Việt Nam

Trong tương lai, Hội Thư viện VN sẽ dành ưu tiên đặc biệt cho việc đóng góp Dự thảo Luật Thư viện (sẽ được trình Quốc hội vào năm 2019) và các VBPQ về công tác thư viện. Đồng thời Hội Thư viện Việt Nam cũng sẽ làm tốt công tác Tư vấn, phản biện và giám định xã hội về thư viện (theo chức năng của Hội). Bên cạnh đó, Hội Thư viện VN cũng sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý Nhà nước tích cực triển khai các VBPQ về thư viện của Chính phủ; Bộ VHTTDL, của các Bộ, ngành TW vào cuộc sống; đem lại những hiệu quả thiết thực; nhằm đẩy mạnh công tác thư viện, thúc đẩy văn hóa đọc trong tình hình mới (Đáng lưu ý là nhiều hoạt động nói trên sẽ được triển khai thông qua Trang web của Hội). Hy vọng rằng, hoạt động của Hội Thư viện Việt Nam sẽ có những đóng góp tích cực và hiệu quả cho sự phát triển đi lên của ngành Thư viện Việt Nam và góp phần quan trọng nâng cao văn hóa đọc cho toàn dân trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

NGUYỄN HỮU GIỚI

                                                                   Chủ tịch Hội Thư viện Việt Nam

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top