Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Giáo viên dạy âm nhạc trong các trường phổ thông: Thiếu và yếu

Thứ Sáu 23/11/2018 | 10:53 GMT+7

VHO-Nhiều ý kiến của các đại biểu đưa ra tại Hội thảo quốc tế Giáo dục âm nhạc trong trường phổ thông hiện nay cho rằng lực lượng giáo viên cho lĩnh vực này hiện còn thiếu và yếu. Điều này gây khó khăn lớn khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.

 Tiết học âm nhạc tại một trường THCS trên địa bàn TP.HCM

 TP.HCM chỉ có 10 giáo viên tốt nghiệp chuyên ngành âm nhạc dân tộc

Tại Việt Nam trong nhiều năm qua, môn Âm nhạc được triển khai ở bậc tiểu học và THCS nhưng chưa đạt được mục tiêu mong muốn. Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018 có điểm mới là đưa môn âm nhạc vào giảng dạy ở bậc THPT, được chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (lớp 10, 11 và 12). Trong giai đoạn định hướng nghề nghiệp, Âm nhạc là môn học được lựa chọn theo nguyện vọng của học sinh. Mục tiêu cuối cùng của giáo dục âm nhạc phổ thông là học sinh đạt được trình độ “Văn hóa âm nhạc phổ thông” trong nền học vấn chung của các cấp học.

Theo các đại biểu, khó khăn lớn nhất hiện nay trong việc đưa âm nhạc vào nhà trường là lực lượng giáo viên còn thiếu và yếu. Số liệu từ Bộ GD&ĐT cho biết, trong tổng số hơn 16.000 giáo viên âm nhạc chỉ có 613 giáo viên trình độ đại học, chiếm 3,9%, có 86% giáo viên trình độ cao đẳng và trung cấp, có gần 7% giáo viên dạy kiêm nhiệm. Tại TP.HCM, từ năm 2016, UBND TP đã giao Sở GD&ĐT xây dựng Đề án “Giáo dục âm nhạc dân tộc trong trường học trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2016-2020”. Theo PGS.TS Bùi Thiên Hoàng Quân, Giám đốc Trung tâm Biểu diễn âm nhạc, Nhạc viện TP.HCM, hiện nay giáo viên dạy nhạc tốt nghiệp chuyên ngành âm nhạc dân tộc chỉ vẻn vẹn 10 người, trong khi TP.HCM có đến 259 trường THCS. “Tại các trường học, việc mua sắm nhạc cụ dân tộc hay tổ chức các buổi biểu diễn, nói chuyện chuyên đề về âm nhạc, nhất là âm nhạc dân tộc dường như hiếm khi được tổ chức tại các trường THCS”, PGS.TS Bùi Thiên Hoàng Quân tâm tư. Đại diện Sở GD&ĐT cũng cho biết thêm, không riêng giáo viên dạy âm nhạc, hiện TP.HCM đang rất thiếu giáo viên dạy mỹ thuật, thể dục.

“Rất ít sinh viên làm chủ được khả năng sư phạm”

Các chuyên gia cho rằng, trên thực tế giáo viên dạy bộ môn dạy âm nhạc phải có hiểu biết về lý thuyết âm nhạc, phải rèn luyện để có kỹ năng thực hành giúp các em hát kết hợp gõ đệm đúng với tất cả các sắc thái biểu cảm, hình thành ở các em cảm xúc và thị hiếu lành mạnh. Tuy nhiên, tại các trường, giáo viên dạy âm nhạc còn phải kiêm nhiệm nhiều việc như Tổng phụ trách Đội, phụ trách hoạt động ngoài giờ lên lớp, thường xuyên quá tải, trong khi chế độ đãi ngộ còn hạn chế, vì thế việc chuẩn bị bài giảng rất khó khăn, chất lượng giáo viên dạy nhạc của nhiều giáo viên hiện nay vẫn chưa tốt… Bên cạnh hạn chế về nguồn nhân lực thì công tác triển khai giảng dạy âm nhạc trong nhà trường còn khó khăn về kinh phí đào tạo, cơ sở vật chất…

Theo PGS.TS Tạ Quang Đông, Giám đốc Nhạc viện TP.HCM, việc đào tạo giảng viên âm nhạc hiện nay thời gian từ 3-4 năm với các môn học như xướng âm, thanh nhạc, nhạc cụ… “Do phần lớn sinh viên đầu vào chỉ biết hát nên sau thời gian đào tạo, rất ít sinh viên làm chủ được khả năng sư phạm, kiến thức chung về âm nhạc, nhất là khả năng biểu diễn học đệm đàn. Sinh viên gặp rất nhiều khó khăn khi phải đệm các bài hát ngoài chương trình giảng dạy đã được học, vì thế khi vào thực tế phải đứng lớp thì các sinh viên này không đủ khả năng đáp ứng. Với giáo trình giảng dạy mới, chắc chắn đội ngũ giảng viên hiện nay sẽ không đủ khả năng triển khai có hiệu quả”, PGS.TS Tạ Quang Đông lo lắng.

Giảng dạy âm nhạc trong trường phổ thông có tầm quan trọng nhằm tạo cho học sinh có lối tư duy sáng tạo, hướng đến cái đẹp, góp phần hình thành nhân cách, phẩm chất con người và giáo dục toàn diện cho học sinh. Ngoài các yếu tố như chương trình, mục tiêu đào tạo,… thì môi trường âm nhạc cũng là một lĩnh vực quan trọng để học âm nhạc. Môi trường âm nhạc ở đây phải kể đến các chương trình hòa nhạc, các liên hoan âm nhạc, các hoạt động ngoại khóa về âm nhạc, học sinh được trải nghiệm về nhạc cụ…

 THÙY TRANG

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
3031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top