Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Chở “con tàu nghệ thuật” vào Nhà Quốc hội

Thứ Tư 21/11/2018 | 11:01 GMT+7

VHO-  Văn phòng Quốc hội phối hợp với UBND TP Hà Nội vừa tổ chức Lễ tiếp nhận các tác phẩm nghệ thuật trưng bày tại Nhà Quốc hội. Dự buổi lễ có Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện, Bí thư Thành ủy TP Hà Nội Hoàng Trung Hải cùng các đại diện Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, lãnh đạo TP Hà Nội...

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc tiếp nhận các tác phẩm nghệ thuật ti đường hầm Nhà Quốc hội từ Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải và Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung

Cách đây bốn năm, công trình Nhà Quốc hội hoàn thành và đưa vào hoạt động tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII. Mặc dù đã hoàn chỉnh về kiến trúc, trang thiết bị, đảm bảo cho mọi hoạt động của Quốc hội và đã cónhững không gian nghệ thuật phục vụ tham quan, giáo dục công chúng song vẫn chưa thực sự hoàn chỉnh. Từ ý tưởng, chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, 15 nghệ sĩ tham gia dựán đãnỗ lực với hơn 100 trợ lý kỹ thuật và những người thợ lành nghề của TP Hà Nội và các tỉnh Thái Bình, Thừa Thiên Huế để tạo nên những tác phẩm nghệ thuật vô giá tại đường hầm Nhà Quốc hội.

Những tác phẩm đa dạng về chất liệu đã phủ kín hơn 500 mét dài trong không gian lớn, thiết kế theo địa hình của 3 khu vực đường hầm Nhà Quốc hội. Lấy ý tưởng sử dụng cách tiếp cận đa dạng các hình thức nghệ thuật đương đại, 15 nghệ sĩ của dự án đã sử dụng các tác phẩm của mình như một nỗ lực đối thoại, phản ánh cách nhìn sáng tạo với những giá trị di sản văn hoá nghệ thuật và kiến trúc trong suốt bề dày của lịch sử dân tộc.

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, mặc dù chưa chính thức đưa vào sử dụng song sự mới mẻ, tính sáng tạo, sự hòa quyện của không gian nghệ thuật với tổng thể kiến trúc, trang trí của Nhà Quốc hội đã thu hút được nhiều sự quan tâm, ngợi khen của các đồng chí lãnh đạo Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội và những ai có dịp ghé thăm. Văn phòng Quốc hội cũng đã có kế hoạch đưa không gian nghệ thuật này vào điểm đến đầu tiên của tuyến tham quan Nhà Quốc hội trong thời gian tới. Cùng với đó là việc tăng cường quản lý, sửdụng nhằm phát huy cao nhất giá trị của các tác phẩm nghệ thuật nhằm tạo thêm một điểm du lịch của TP Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung.

Các tác phm nghệ thuật “để đi” ở Nhà Quốc hội

Còn đối với các nghệ sĩ tham gia thực hiện dự án, được “đặt hàng” sáng tác riêng cho không gian hành lang hầm Nhà Quốc hội, cụm tác phẩm ở đây được xem như những tác phẩm “để đời”. Với nhiều phong cách sáng tác, phương thức đối thoại, diện mạo nghệ thuật đương đại đã hiện diện tại Nhà Quốc hội với nhiều chất liệu và cách thể hiện như: khắc gương, phun sơn trên nắp capo, khắc mica, hộp gỗ lồng mica và vẽ giấy washi, in khắc, sơn dầu, sơn mài, nhiếp ảnh phù điêu, composit, trúc chỉ, sắp đặt hàn sắt chuyển động, sắp đặt mộc bản...

Họa sĩ Nguyễn Thế Sơn xúc động: “Cảm ơn tất cả các anh chị em nghệ sĩ và các bạn trợ lý đã sát cánh cùng tôi “chở con tàu nghệ thuật” vào Nhà Quốc hội trong suốt hơn 3, 4 tháng vừa qua. Một dự án không tưởng phủ kín hơn 500 mét dài trong Nhà Quốc hội với những tác phẩm tương tác theo địa hình và ngữ cảnh hoàn toàn mới...”.

Họa sĩ, nhà phê bình mỹ thuật Trần Hậu Yên Thế cũng không kìm nén được cảm xúc: “Việc có tác phẩm trong không gian thiêng liêng và cao quý này luôn là niềm tự hào với bất cứ nghệ sĩ nào, không riêng gìtôi...”. Theo họa sĩ Trần Hậu Yên Thế, bởi đặc thù là một không gian chính trị và văn hóa quan trọng của quốc gia nên các tác phẩm tham gia vào không gian trưng bày này vừa phải có giá trị nghệ thuật, vừa phải có tính tư tưởng cao. “Đó là một thách thức và cũng tạo cho chúng tôi một cảm hứng lớn lao, đòi hỏi sự nghiên cứu kỹ lưỡng. Nhóm nghệ sĩ tham gia dự án vẫn thường bảo nhau rằng đây là các tác phẩm để đời. Riêng với tôi, đây là một cơ hội để được bày tỏ một nguyện vọng của một người dân thông qua tác phẩm nghệ thuật...”.

Tác phm “Lịch sử soi chiếu” của họa sĩ Trn Hậu Yên Thế

Tác phẩm của họa sĩ Trần Hậu Yên Thế có tên “Lịch sử soi chiếu”. Là giảng viên nghiên cứu về lịch sử mỹ thuật Việt Nam ở Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, vào thời điểm được mời tham gia dự án, anh đang viết cuốn sách về những vẻ đẹp của Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Hiền tài là nguyên khí quốc gia – thông điệp vượt thời gian của những tấm bia tiến sĩ ở Văn Miếu được người xưa gửi gắm trong những ýtứ sâu xa, ca ngợi phẩm cách, nêu cao trách nhiệm của kẻ sĩ, và đặc biệt đề cao việc trọng dụng hiền tài. “Chúng ta tự hào về 82 tấm bia Tiến sĩ Văn Miếu, đó là báu vật quốc gia, là di sản của thế giới; và luôn tự nhủ rằng lịch sử là tấm gương sáng để người đời sau soi vào. Trên bia khắc rất nhiều chữ, trong đó dòng chữ “Hiền tài quốc gia chi nguyên khí” là thông điệp bất hủ, đặc biệt trong bối cảnh hôm nay, nguồn nhân lực chất lượng cao quyết định sự tồn vong và phát triển của bất cứ quốc gia nào...”, họa sĩ chia sẻ.

Tác phẩm của anh có hình thức sắp đặt với ba chiếc gương lớn là hình ảnh ba tấm bia Tiến sĩ, đại diện cho ba phong cách tiêu biểu ở Văn Miếu. Bên ngoài bia là hình ảnh dây hoa kim ngân uốn lượn cùng chim chóc. Kim ngân là loài cây tượng trưng cho phẩm cách, khí tiết của kẻ sĩ, của những bậc hiền triết. Đây là loại cây không sợ giá rét, ngay cảtrong băng giá vẫn nở hoa. Kim ngân là chi tiết xuất hiện nhiều trong nghệ thuật từ thời Lý, Trần. Trong nhiều hiện vật tìm thấy dưới lòng nhà Quốc hội cũng đều thấy hình ảnh của loài cây hoa này. Trên bia Tiến sĩ Văn Miếu - Quốc Tử Giám, họa tiết này kết hợp với hoa sen, hoa cúc rất thịnh hành từ thời Lê Sơ đến Lê Trung Hưng.

  BẢO ANH

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top