Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Kỳ thi THPT quốc gia những năm tới sẽ diễn ra thế nào?

Thứ Hai 29/10/2018 | 09:16 GMT+7

VHO- Trong phiên thảo luận tại Quốc hội ngày 26.10, Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã giải trình về 3 vấn đề được quan tâm là thi cử, sách giáo khoa và giáo viên. Trong đó, các vấn đề về kỳ thi THPT quốc gia 2018 và phương thức thi trong những năm tới được cử tri cả nước đặc biệt quan tâm.

 Thí sinh dự thi THPT tại điểm thi trường THPT Chu Văn An (Hà Nội 6.2018) Ảnh: NHƯ Ý

 Còn nhiều hạn chế

Theo báo cáo của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội (Ủy ban), kỳ thi THPT quốc gia 2018 còn khá nhiều hạn chế. Dù đã cóquy chếtuy nhiên trong công tác chỉ đạo, quản lý tổ chức thi chưa gắn kết mật thiết với chính quyền của địa phương, nhất là trong công tác kiểm tra, giám sát ở từng khâu của các quy trình tổ chức thi và chấm thi. Quy trình tổ chức thi được đánh giá là chặt chẽ, quy chế thi rõ ràng, nhưng khi kết quảthi THPT được sử dụng đểxét tuyển vào ĐH, CĐ thì việc giao cho địa phương thực hiện từ khâu tổ chức thi đến chấm thi làchưa phù hợp.

Sở GD&ĐT tại một số địa phương đãkhông bám sát quy chế, trong tham mưu và tổ chức thi chưa chủ động xây dựng hoặc đề xuất giải pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn tình trạng tiêu cực, gian lận trong thi cử, cóSởvi phạm vào quy chếquản lý, tổchức thi, chấm thi. Trách nhiệm của một bộ phận cán bộ thanh tra cắm chốt chưa nhận thức, thực hiện đúng vai trò, nhiệm vụ của mình, thậm chívi phạm nghiêm trọng quy chế thi, để lại hậu quả nặng nề cho xãhội.

Những sai phạm tại một số tỉnh, thành phố liên quan tới công tác tổ chức coi thi, chấm thi cho thấy vai trò chỉ đạo của Chủ tịch Hội đồng thi địa phương còn nhiều hạn chế; một bộ phận cán bộ thanh tra chưa làm tròn chức trách, nhiệm vụ của mình trong việc giám sát các quy trình, công đoạn của khâu chấm thi dẫn đến tiêu cực, sai phạm nghiêm trọng với quy mô lớn ở một số địa phương. Hành vi vi phạm quy chế thi của một số cán bộ, giáo viên đang công tác trong ngành giáo dục đãảnh hưởng nghiêm trọng hình ảnh nhà giáo, làm giảm sút niềm tin của xãhội đối với ngành giáo dục.

Tại phiên thảo luận, Bộ trưởng GD&ĐT thừa nhận kỳ thi THPT quốc gia còn nhiều bất cập. Bộ sẽ giữ ổn định, đồng thời khắc phục hạn chế trong kỳ thi sắp tới. Bộ trưởng Nhạ khẳng định Bộ thực hiện chủ trương của Nghị quyết Trung ương 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, trong đó quy định rõ phải tiến tới đổi mới hình thức thi và xét công nhận THPT theo hướng giảm áp lực, ít tốn kém cho xãhội, trung thực, khách quan, đánh giá đúng năng lực học sinh và làm cơ sở để xét tuyển đại học, cao đẳng.

Vềcc kthi THPT cc năm tiếp theo

Ủy ban nêu rõ, cần nghiên cứu, hoàn thiện phương thức tổ chức Kỳ thi THPT và công tác xét tuyển vào ĐH, CĐ, công bố lộ trình về đổi mới hình phương thức thi THPT để xãhội được biết. Đồng thời tiếp tục rà soát, hoàn thiện dần quy chế thi với quy trình chặt chẽ; rõ trách nhiệm của các cá nhân trong tham gia tổ chức kỳ thi bảo đảm để các khâu đều rõràng, minh bạch.

Cũng cần xác định rõ cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý với chính quyền địa phương; phân cấp cụ thể và trách nhiệm của từng bên liên quan trong bảo đảm an toàn và đánh giá chính xác kết quả đối với kỳ thi. Tăng cường kiểm tra, giám sát đến từng khâu của kỳthi, có đánh giá, nhìn nhận chuẩn mực, kịp thời phát hiện vàkhông đểxảy ra sai sót. Để đáp ứng yêu cầu của kỳ thi THPTQG là đánh giá trình độ, năng lực của học sinh phổ thông, Bộ GD&ĐT cần hoàn chỉnh phương thức thi trắc nghiệm, bảo đảm chất lượng đềthi. Cùng với đó, ban hành quy trình xây dựng ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hoá, xây dựng đội ngũ chuyên gia giỏi, tiếp tục bổ sung, hoàn thiện ngân hàng câu hỏi chuẩn hóa, đủ lớn, đạt chất lượng.

Nghiên cứu, xây dựng các bài thi tổhợp, đảm bảo kiến thức tổng hợp vàkhoa học. Đồng thời, hoàn thiện quy trình tổchức thi, tiếp tục ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, hoàn thiện phần mềm chấm thi trắc nghiệm, bảo đảm chính xác, tin cậy, minh bạch. Tăng cường nhiệm vụ phối hợp, nhất là vai trò giám sát của các trường ĐH, CĐ trong tổ chức thi và nghiên cứu thành lập các Trung tâm Khảo thí độc lập, chuyên nghiệp trong tương lai.

Ủy ban cũng kiến nghị, đối với các địa phương cần chuẩn bị tốt về cơ sở vật chất và các điều kiện bảo đảm tổ chức kỳ thi THPT bảo đảm chất lượng, hiệu quả; xác nhận trách nhiệm chủyếu của lãnh đạo địa phương trong việc tổchức thi THPT và tăng cường quán triệt, tập huấn đến từng cán bộ, giáo viên về Quy chế thi và đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra để tránh tình trạng xảy ra tiêu cực như tại một số địa phương trong kỳ thi vừa qua.

Đối với các trường đại học, cao đẳng, Ủy ban cho rằng Luật Giáo dục đãquy định quyền tự chủ tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ. Theo đó, các trường ĐH, CĐ cần chủ động xây dựng phương án tuyển sinh của trường để bảo đảm chất lượng tuyển sinh vàchất lượng giáo dục của đơn vị. 

 VŨ PHƯỢNG

Print
Tags:

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
3031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top