Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

28 Tháng Ba 2024

Những người thua thiệt lớn nhất trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung

Thứ Tư 17/10/2018 | 10:15 GMT+7

VHO- Các chuyên gia phân tích đâu là những người thua thiệt lớn nhất trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung trong Diễn đàn Toàn cầu ở Toronto, Canada hôm 15.10.

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung tác động đến những tập đoàn toàn cầu. Ảnh: Getty Images

"Cuộc xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc không phải là điều tích cực, không giúp gì cho tăng trưởng ở Trung Quốc, nhưng cũng không ảnh hưởng đến tổng thể nền kinh tế vĩ mô Trung Quốc" - tờ Fortune dẫn lời ông Jonathan Woetzel, đối tác cao cấp của tập đoàn tư vấn McKinsey và giám đốc Viện McKinsey Toàn cầu, nói.

Ông giải thích, phần lớn tác động của chiến tranh thương mại rơi vào những tập đoàn toàn cầu sản xuất ở đó, chiếm 40-50% xuất khẩu của Trung Quốc và 70-80% xuất khẩu của các ngành công nghiệp điện tử và máy móc - do đó tác động đến Trung Quốc là "thực sự rất nhỏ".

Ông lưu ý, những nền kinh tế khu vực như Đài Loan, Singapore hay Malaysia bị tác động nhiều hơn.

"Đối với Trung Quốc, người tiêu dùng Mỹ có lẽ là nhân tố lớn hơn nhiều so với chính phủ Mỹ về khía cạnh tăng trưởng kinh tế Trung Quốc" - ông Woetzel nói.

Người tiêu dùng Trung Quốc tất nhiên cũng là một nhân tố lớn. Ông lưu ý rằng, tăng trưởng kinh tế của nước này trong tương lai phụ thuộc nhiều hơn vào nhu cầu về dịch vụ và hàng hóa. 80% tăng trưởng kinh tế Trung Quốc là nhờ hoạt động tiêu dùng.

Bà Louisa Cheang, CEO kiêm Phó chủ tịch Ngân hàng Hang Seng Hong Kong, đồng tình nói rằng sức tiêu dùng không chỉ giới hạn ở "con nhà siêu giàu Châu Á" mà còn ở hàng triệu công dân tạo nên tầng lớp trung lưu phát triển ngày càng nhanh ở Trung Quốc.

Bà Cheang bổ sung, bà nhìn thấy ngày càng nhiều công ty nước ngoài quan tâm đến hoạt động mua bán sáp nhập M&A tại Trung Quốc. Nhiều công ty Trung Quốc là những doanh nghiệp sở hữu nước ngoài và toàn cầu như Volvo. Những công ty phi Trung Quốc hoạt động thoải mái hơn trong các giao dịch với Trung Quốc.

Bà Afsaneh Beschloss, người sáng lập và CEO công ty đầu tư toàn cầu RockCreek, nói bà lạc quan về tương lai của nền kinh tế Trung Quốc. Bà bày tỏ tin tưởng về những người ra quyết định của chính phủ, hầu hết trong số họ đã có thời gian là việc tại những thể chế tài chính lớn như IMF hay WB, có kiến thức và tôn trọng những thể chế này.

Chỉ ra sự phát triển nhanh chóng và thành công của những công ty như gã khổng lồ Internet Tencent, bà Beschloss cho biết Trung Quốc sẽ sớm "có bước nhảy vọt trước tất cả chúng ta".

Theo Laodong.vn

Print
Tags:

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top