Miền Tây Nghệ An lại chìm trong nước lũ, người dân di dời khẩn cấp

VH- Mưa lớn, cùng với nước trên thượng nguồn sông Cả dâng nhanh, các nhà máy thủy điện phải xã lũ lưu lượng lớn đã làm nhiều vùng ở các huyện miền Tây Nghệ An bị nước lũ dâng cao chia cắt, các tuyến đường không được lưu thông, nhiều nhà dân bị ngập nặng...

Miền Tây Nghệ An lại chìm trong nước lũ, người dân di dời khẩn cấp - Anh 1
Miền Tây Nghệ An lại chìm trong nước lũ, người dân di dời khẩn cấp - Anh 2
Miền Tây Nghệ An lại chìm trong nước lũ, người dân di dời khẩn cấp - Anh 3
Miền Tây Nghệ An lại chìm trong nước lũ, người dân di dời khẩn cấp - Anh 4
Miền Tây Nghệ An lại chìm trong nước lũ, người dân di dời khẩn cấp - Anh 5
Miền Tây Nghệ An lại chìm trong nước lũ, người dân di dời khẩn cấp - Anh 6

Nhiều nhà dân bị ngập trong biển nước ở huyện Tương Dương 

Tại huyện vùng cao Kỳ Sơn, chưa kịp khắc phục hậu quả của đợt mưa lũ trước, đêm 30.8, nhân dân xã Mỹ Lý huyện Kỳ Sơn lại tiếp tục trắng đêm di chuyển tài sản tránh ngập do nước lũ dâng cao. Tại xã biên giới Mỹ Lý, ở đầu nguồn dòng Nậm Nơn, thuộc huyện 30a Kỳ Sơn do mưa lớn kết hợp với lũ từ Lào đổ về đã khiến nhiều bản làng ngập sâu trong nước. Các trường học cùng nhiều nhà dân ở đây vừa trải qua hai trận lũ lại tiếp tục bị ngập lụt. Hiện nước sông Nậm Nơn đoạn qua Mỹ Lỹ đang lên rất cao khoảng 3-4 mét. Lũ dâng cao đã khiến gần 80 ngôi nhà bị ngập sâu, trong đó nhiều nhà sản bị ngập lút mái. Ngập nặng nhất vẫn là các bản:Xốp Tụ 21 nhà, Xiềng Tắm 19 nhà, Xiềng Trên 15 nhà… 
 Ông Lương Văn Bảy, Phó Chủ tịch UBND xã Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn cho biết: Với tình hình cấp bách hiện nay, Cấp ủy, chính quyền địa phương đã huy động lực lượng dân quân cùng cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Mỹ Lý và người dân các bản vùng không ngập lụt, giúp các hộ dân di chuyển người và tài sản đến nơi an toàn. Địa phương đang túc trực ngày đêm cùng các lực lượng khẩn trương di dời tiếp các hộ dân ở dọc bờ sông có nguy cơ bị nước lũ cuốn.

Miền Tây Nghệ An lại chìm trong nước lũ, người dân di dời khẩn cấp - Anh 7

 Quốc Lộ 7 đoạn qua huyện Tương Dương chìm sâu trong biển nước

Tại huyện Tương Dương, đến chiều ngày 31.8, mực nước sông Lam ở địa phận vẫn tiếp tục dâng cao. Để điều tiết và an toàn hồ chứa, nên từ chiều ngày 30 đến ngày 31- 8, các nhà máy thủy điện Khe Bố và thủy điện Bản Vẽ (ở huyện Tương Dương) và một số nhà máy thủy điện khác đã tiếp tục tiến hành xả lũ theo đúng quy trình, kế hoạch, với lưu lượng bình quân từ 3.500 m3/s  đến 4.000 m3/s. Việc tăng cường xả lũ của nhà máy thủy điện khiến mực nước trên các con sông tiếp tục dâng cao, nhiều tuyến đường bị nhấn chìm. Tại Quốc lộ 7A, đoạn qua xã Tam Quang, (Tương Dương) con đường độc đạo đi qua nước Lào đã bị ngập sâu ở một số đoạn, gây ách tắc giao thông. Việc xả lũ trên, khiến vùng hạ du thủy điện Bản Vẽ ngập sâu. Cầu Bản Vẽ (xã Yên Na), nối tuyến đường độc đạo giữa bản Vẽ với các bản còn lại đã bị gãy, cuốn trôi. 

Miền Tây Nghệ An lại chìm trong nước lũ, người dân di dời khẩn cấp - Anh 8

 Sạt lở núi Quốc lộ 7

Một số xã ven sông Lam thuộc huyện Con Cuông cũng bị ngập nặng tận mái nhà, nhiều hộ phải di dời khẩn cấp. Riêng tại xã Bồng Khê đã có hàng trăm gốc bưởi da xanh, cam đã cho quả bói của người dân bị nhấn chìm trong nước, có nguy cơ thối rễ và mất trắng. Hiện nay do mực nước dâng cao nên Trường THCS dân tộc nội trú Con Cuông tiếp tục lại bị ngập lụt, nơi cao nhất lên đến 3m; tất cả học sinh đã được thông báo nghỉ học vào chiều ngày 30.8.  Đến ngày 31.8, nước lũ tiếp tục dâng trên địa bàn huyện Con Cuông, một số khu vực trên địa bàn huyện Con Cuông như: thị trấn, xã Bồng Khê, Yên Khê... đã vẫn đang ngập sâu trong nước. 

Miền Tây Nghệ An lại chìm trong nước lũ, người dân di dời khẩn cấp - Anh 9

 Người dân miền núi Tương Dương di tản lên núi cao

Do ảnh hưởng của mưa lũ kéo dài, cộng với nước sông Lam dâng cao, chảy xiết đã khiến cầu Chông Lôm bắc qua sông Lam ở xã Lạng Khê, huyện Con Cuông có nguy cơ đổ sập rất cao, khi phần mố cầu phía thượng lưu bị sạt lở nghiêm trọng. Điều này cũng đồng nghĩa hơn 500 hộ dân của ba bản người dân tộc Thái ở bờ tả sông Lam đang có nguy cơ bị cô lập, chia cắt; đặc biệt đe dọa đến sự tồn tại cầu treo Chôm Lôm. Huyện Con Cuông đã huy động chở 5.000 mét khối đá hộc, 2.000 rọ thép, cùng với đó huy động hơn 200 dân quân tự vệ và người dân xã Lạng Khê tích cực làm rọ đá để kè tại các điểm sạt lở. Hiện nay, cùng với đình chỉ việc lưu thông qua cầu, huyện đã bố trí lực lượng túc trực tại đây để kịp thời ứng cứu nếu có sự cố xảy ra.
UBND huyện Con Cuông và các huyện Tương Dương, Kỳ Sơn đã chỉ đạo các xã bị ngập lụt thực hiện phương án 4 tại chỗ và chỉ đạo di dời tài sản của người dân đến các điểm an toàn, cho học sinh nghỉ học. Với dự báo nước tiếp tục dâng cao, huyện chỉ đạo người dân ở những nơi có nguy cơ ngập sâu tiếp tục di dời tài sản, đồ dùng học tập của các em học sinh lên các địa điểm cao hơn; đồng thời sử dụng các phương tiện truyền thanh cảnh báo cho người dân trong toàn huyện về mức độ nguy hiểm của đợt lũ lần này; Hướng dẫn người dân chủ động thực hiện các phương án đảm bảo an toàn.

Phạm Ngân
 


​     
 

Ý kiến bạn đọc