Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

29 Tháng Ba 2024

Kon Tum: Gập ghềnh “ươm chữ” ở thượng nguồn sông Pa Kô

Chủ Nhật 14/10/2018 | 09:25 GMT+7

Được xây dựng ngay giữa hai ngôi làng Kon Gung và Đắk Mút, huyện Đăk Hà (tỉnh Kon Tum), bên cạnh dòng sông Pa Kô huyền thoại, Trường THCS A Ninh được xem là ngôi trường “đặc biệt”. Nói là “đặc biệt”bởi đây là một trong những ngôi trường có gần 100% học sinh là đồng bào dân tộc thiểu số; một số em còn là học sinh khuyết tật và nhiều em sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh hết sức khó khăn. Giáo viên nơi đây cũng là những người “đặc biệt”, họ nỗ lực vượt qua muôn vàn thử thách, đến với nghề bằng tình yêu “cô giáo như mẹ hiền”.

Lễ khai giảng năm học mới tại trường THCS A Ninh

 

           Thầy trò cùng vượt khó

Trường THCS A Ninh, nằm giữa hai ngôi làng Kon Gung và Đắk Mút, bên cạnh dòng sông Pa Kô. Hiện trường có 8 lớp học, 97% học sinh là người đồng bào dân tộc thiểu số như: Ba Na, Xơ Đăng, Brâu, Xơ Rá…Một số học sinh nơi đây có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn, quanh năm gắn bó với nương rẫy, trồng trọt, đánh bắt cá bên lòng hồ thủy điện. Để đưa con chữ về với buôn làng là thầy cô, học sinh nơi đây phải vượt qua những điều không tưởng.

 “Một số em học sinh tại trường THCS A Ninh điều kiện khó khăn lắm; gia đình không có tiền mua sách, vở, quần áo mới và cặp sách cho con em vào đầu năm học mới. Một số phụ huynh vì vậy chưa quan tâm đến việc lo đến việc học hành của các em, nhiều em  phải nhịn đói lên lớp, cứ chờ giờ ra chơi là chạy về nhà lục tìm cơm nguội, tìm thứ gì có thể ăn được cho qua cơn đói”, cô Nguyễn Thị Ái Thùy bắt đầu câu chuyện với chúng tôi như thế.

 “Được chuyển về trường A Ninh hơn một năm nay, thời gian đầu, nhiều đêm tôi không ngủ được, chỉ biết nằm khóc thầm vì không quen với môi trường mới, và điều kiện quá vất vả so với những năm tôi dạy ở một ngôi trường khác thuận lợi hơn ở Đắk Hà”, cô giáo Trần Thị Hằng bộc bạch.

Thế nhưng, chứng kiến sự trong sáng, thơ ngây, hồn nhiên và sự thiếu thốn về vật chất “bủa vây” các em học sinh, điều này đã chạm đến trái tim của những người thầy; đó là sợi dây vô hình kết nối, thôi thúc các thầy, cô giáo gắn bó với ngôi trường này. Muôn vàn khó khăn, các thầy, cô giáo đều đã vượt qua.

Vượt qua khó khăn, thầy cô đem con chữ, niềm vui đến với các em học sinh

 “Vất vả là thế, nhưng điều đơn giản mà những thầy cô mong muốn là đưa “con chữ” đến buôn làng, đến với những đứa trẻ vùng “đặc biệt” khó khăn. Tình cảm đó xuất phát từ trái tim, từ tình người và tình cảm “cô giáo như mẹ hiền”. Và, bất chấp vất vả, khó khăn, chúng tôi đều đã vượt qua”, cô Trần Thị Hằng  xúc động.

  Cứ vào đầu năm học, các thầy, cô trong  trường lại  đi quyên góp sách vở, cặp, quần áo cho những em  có hoàn cảnh khó khăn. Nhờ đó, trường luôn duy trì ổn định được tỉ lệ chuyên cần và đảm bảo sỉ số.

Việc vận động các em đến lớp đã khó, “níu” các em ở lại lớp còn khó khăn hơn. Nhiều học sinh tại trường THCS A Ninh buổi đi học, buổi phải theo cha mẹ đi làm phụ giúp gia đình. Có nhiều em vì hoàn cảnh phải nghỉ học đi làm. Vì vậy, cứ 2 buổi không thấy học sinh mình lên lớp là giáo viên chủ nhiệm phải về  tận nhà học sinh để vận động trở lại lớp.

         Khó khăn là thế, nhưng được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của chính quyền địa phương xã Đăk Mar, và lãnh đạo Phòng GD &ĐT huyện Đăk Hà, bằng tình yêu nghề, yêu học sinh, bao năm qua những người thầy, những người cô tại trường A Ninh đã làm tất cả. Nhiều thế hệ học sinh trưởng thành từ ngôi trường này  và buôn làng Kon Gung, Đắk Mút luôn vang lên tiếng cồng chiêng trong ngày khai trường. 

 

Một buổi học tại Trường THCS A Ninh

 

              Và những hi vọng…

            Chiều xuống, mặt trời đã lấp hẳn sau sườn đồi, sương đã bao phủ dày trên hai ngôi làng Kon Gung và Đắk Mút. Hương nếp thơm lừng từ mâm cơm là hình ảnh ấn tượng nhất kết thúc một ngày trong làng Kon Gung. Sau bữa cơm tối, các em nhỏ tìm một góc riêng để ôn bài .Em Y Hạnh, học sinh người Ba Na, là một học sinh vượt khó học giỏi, là niềm tự hào và hi vọng của làng Đắk Mút. Mặc dù gia đình rất khó khăn, nhưng nhiều  năm học vừa qua em luôn  đạt giải trong các kì  thi học sinh giỏi văn cấp Huyện. Nói về bí quyết học tập của mình, Y Hạnh cho biết: “ Em cố gắng tập trung tiếp thu kiến thức ngay trên lớp, điều gì không hiểu thì hỏi thầy, cô ngay. Về nhà ngoài thời gian lao động, giúp đỡ cha mẹ, tối đến em tranh thủ học bài, làm bài tập và chuẩn bị bài trước khi lên lớp. Cứ thế, dù bận việc đến đâu, em cũng sắp xếp thời gian để học bài mỗi ngày”.Khi hỏi về ước mơ của mình, Y Hạnh cho biết: “Mong muốn duy nhất của em là trở thành cô giáo, dạy chữ cho những đứa trẻ nghèo trong làng”.

        Ngoài Y Hạnh, thì Y Thắm cũng  là một cô học trò nghèo chăm ngoan.Thắm đang học lớp 7A, Trường THCS A Ninh. Ngoài học giỏi, Thắm rất thích tham gia phong trao vận động các bạn đến trường, tham gia văn nghệ và có năng khiếu ca hát. Vừa qua, Thắm vinh dự được nhận giải Cuộc thi giới thiệu sách huyện Đắk Hà. Khi nói về tương lai Y Thắm cho biết: “Hiện tại em chỉ tập trung cố gắng học, lao động. Sau này, em muốn trở thành ca sĩ và hi vọng tiếng hát của em sẽ truyền tải được những ước mơ đến với tuổi trẻ làng Kon Gung, Đắk Mút”.

XUÂN HƯỚNG

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top