Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

28 Tháng Ba 2024

Xây dựng thương hiệu cho VĐV để thoát nghèo

Thứ Bảy 29/09/2018 | 11:16 GMT+7

VH- Dẫn chứng trường hợp chàng thủ môn quốc dân Bùi Tiến Dũng đã bật khóc khi việc  trình diễn thời trang khiến anh nhận quá nhiều chỉ trích trong khi đó bất cứ bộ phận nào trên cơ thể C.Ronaldo đều được dùng để quảng cáo cho các thương hiệu lớn, nghiên cứu sinh Nguyễn Thu Hương, tác giả của đề tài Xây dựng thương hiệu cá nhân cho các VĐV đỉnh cao, cho rằng sở dĩ có sự khác biệt lớn như vậy là vì Dũng chưa có được một chiến lược bài bản về thương hiệu cá nhân.

Việc xây dựng thương hiệu cá nhân cho những ngôi sao như Trịnh Văn Vinh còn là khoảng trống với Thể thao VN

Đây là chủ đề mà Hoa khôi thể thao năm 1995 Nguyễn Thu Hương đã theo đuổi suốt 2 năm nay và đó cũng là vấn đề còn khoảng trống lớn với thể thao VN hiện nay. Thu Hương cũng lấy ví dụ ở VN có nhiều VĐV nổi tiếng như Ánh Viên nhưng chỉ được biết đến nhiều qua tra cứu google, Ánh Viên không dùng Facebook trong khi xạ thủ Hoàng Xuân Vinh, cũng ít dùng Facebook nên lượng theo dõi không nhiều.

Hoa khôi Thu Hương phân tích: “Chúng ta chỉ mới tạm có 2 gương mặt đã biết xây dựng hình ảnh gồm Nguyễn Khánh Thi khi tự định vị thương hiệu cho mình là “nữ hoàng dance sport" và cựu cầu thủ Lê Công Vinh với thương hiệu riêng CV9. Vì VĐV đỉnh cao VN chưa biết cách quản trị thương hiệu cá nhân một cách bài bản. VN chưa nhiều những ngôi sao thể thao tạo dựng được thương hiệu bền vững, có thể khai thác được nguồn tài trợ từ doanh nghiệp, tạo ra những biểu tượng khiến cộng đồng ngưỡng mộ muốn noi theo".

Bên cạnh đó việc duy trì thành tích của các vận động viên đỉnh cao của Việt Nam vẫn chưa ổn định, đời sống của các vận động viên thành tích cao vẫn chưa được cải thiện, các môn thể thao thành tích cao chưa nhận được sự quan tâm của các nhà tài trợ cũng như của công chúng. Chúng ta chưa tiếp cận một cách chủ động với nguồn lực, cũng như kinh phí đầu tư của toàn xã hội, chưa có một chiến lược tiếp thị một cách bài bản để tìm được các nhà đầu tư bền vững lâu dài và ổn định cho các môn thể thao thành tích cao của VN. Chính vì thế đời sống của các VĐV nói chung còn gặp nhiều khó khăn. Trước đây, chúng ta có những VĐV sau khi giã nghiệp, phải rất vất vả trong cuộc sống mưu sinh, có người phải bán bánh mỳ, bán vé số... Thu Hương cũng hy vọng cùng sự quan tâm ngày càng lớn của nhà nước, việc xây dựng thương hiệu sẽ giúp cho các VĐV thoát nghèo, có thu nhập tốt.

Thu Hương cũng diễn giải rất kỹ càng 12 bước xây dựng thương hiệu cá nhân cho VĐV đỉnh cao cũng như 7 yếu tố mang tính sống còn trong quá trình xây dựng thương hiệu này. Đó là phát hiện ra được tài năng thiên bẩm; được đầu tư và dẫn dắt đúng hướng để tài năng được nuôi dưỡng, phát huy; có môi trường phù hợp để phát triển và tài năng được tỏa sáng; tìm được những đối tác hợp tác đúng đắn và đáng tin cậy; có chiến lược đa dạng hóa năng lực cá nhân và thương hiệu cá nhân; xác định được chiến lược hậu đỉnh cao đúng đắn; kiên trì bền bỉ theo đuổi chiến lược đã đề ra và triển khai một cách bài bản.

Ảnh: Minh Chiến

 Chủ tịch Hội Khoa học Thể dục thể thao Lê Quý Phượng cho biết: "Thương hiệu cá nhân trong thể thao có vai trò rất quan trọng, nhưng ở Việt Nam chúng ta, đây là vấn đề còn rất mới. Cùng với sự phát triển của đất nước, chúng ta ngày càng có nhiều nhà vô địch Asian Games, có cả nhà vô địch Olympic, nhưng chúng ta chưa có nhiều chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng và quản trị thương hiệu cá nhân một cách bài bản cho các VĐV thể thao thành tích cao. Vì thế tôi nghĩ sắp tới chúng ta nên có cách làm mở về việc xây dựng thương hiệu cho cá nhân VĐV".

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao Trần Đức Phấn chia sẻ: "Đây là lần đầu tiên cá nhân tôi và các vận động viên được tham dự một hội thảo báo cáo khoa học về chủ đề xây dựng thương hiệu cá nhân. Hiện nay, trong số hơn 30 liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia đang hoạt động, có đơn vị tạo hình ảnh rất tốt, nhưng cũng có liên đoàn chưa xây dựng được hình ảnh của mình để huy động sự vào cuộc đồng hành của các nhà tài trợ và doanh nghiệp, phát huy hình ảnh thương hiệu vận động viên. Với trách nhiệm làm ở lĩnh vực quản lý trực tiếp thể thao thành tích cao, tôi thực sự thấy những bài học kinh nghiệm từ hội thảo này chắc chắn sẽ rất hữu ích cho thể thao Việt Nam trong việc xây dựng thương hiệu, gìn giữ, phát triển thương hiệu cho VĐV".

T.S

Print
Tags:

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top